"Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng" đủ để nói lên nỗi vất vả của người làm nghề. Theo chia sẻ của người dân làng Cổ Chất, từ lúc tằm ăn lá dâu cho đến lúc sinh ra kén để kéo thành sợi là khoảng hơn 30 ngày.
Kén tằm tốt phải mẩy, dễ kéo, ít áo kén, không cần lớn, nhưng đồng dạng về hình dáng và kích thước. Trong quá trình ươm tơ, người thợ đun kén trong nước sôi 100 độ C cho keo tơ tan ra để dễ dàng rút thành từng sợi. Công đoạn se tơ, có nhiều cách xử lý cho ra các sợi tơ với tên gọi khác nhau là sợi mốt, sợi đũi, sợi mành.
Tơ sau khi được kéo sợi sẽ được chỉnh tơ nhặt tạp chất, quấn cho khuôn tơ được suôn và đều để mang đi phơi.
Tơ sống được đem đi phơi nắng trước khi được se thành tơ thành phẩm để dệt lụa. Trời càng nắng thì tơ càng óng đẹp, nắng to chỉ cần phơi 2 ngày là được.
Trường hợp trời âm u phải phơi tơ cả tuần, ảnh hưởng đến độ óng ả của sợ tơ. Do đó nhiều hộ gia đình ở làng Cổ Chất khi đánh tơ từ bát sang guồng đã kết hợp sấy tơ bằng đèn sưởi, vừa rút ngắn công đoạn, vừa đảm bảo được chất lượng sợi tơ trong những ngày không có nắng.
Hiện nay, người làng Cổ Chất đã biết đầu tư thêm máy móc để nâng cao hiệu suất lao động. Nhưng dù làm theo phương pháp thủ công hay đầu tư máy móc, nhà xưởng hiện đại để sản xuất, người Cổ Chất với sự cần cù, đôi tay khéo léo đều tạo ra sản phẩm chất lượng tốt. Sợi tơ thanh mảnh nhưng rất bền đẹp, màu sắc tươi sáng.
Nghề ươm tơ đòi hỏi người thợ có độ tập trung cao, làm việc nhiều giờ đồng hồ. Đôi mắt phải tinh, đôi tay phải linh hoạt. Ngay cả se tơ công nghiệp cũng cần tỉ mỉ, tập trung cao độ.
Nghề ươm tơ dệt lụa được duy trì, phát triển không chỉ đem lại cuộc sống ấm no cho người dân làng Cổ Chất mà còn góp phần bảo tồn, gìn giữ một nghề truyền thống quý báu của địa phương.
Có dịp đến làng nghề Cổ Chất du khách sẽ được tận mắt ngắm nhìn những người thợ thủ công đang dệt lụa trên những khung cửi gỗ thô sơ tuổi thọ hàng trăm năm.
Không chỉ vậy, du khách còn được tận mắt ngắm nhìn và sờ tận tay những sợi tơ óng ánh trong ánh nắng rực rỡ. Những bó tơ mềm mại, suôn đều, óng ả phơi trên những sào tre, tô thắm cho vẻ đẹp của làng quê Cổ Chất.
Cùng với đó, du khách có thể ghé qua tiệm lụa Chất Silk của HTX Lụa Cổ Chất để tìm cho mình những sản phẩm lụa cao cấp, nguồn gốc rõ ràng, có tính thẩm mỹ cao nhưng cũng thật gần gũi và xinh xắn trong từng món đồ bình dân và quen thuộc như: sản phẩm tơ tằm làm đẹp và dùng trong nhà tắm, phụ kiện từ tơ tằm, sản phẩm dùng cho phòng ngủ, chất liệu may mặc, thiết kế thời trang...
Sản phẩm của Chất Silk là một trong những món đồ lưu niệm mà du khách khó có thể chối từ để kỷ niệm chuyến tham quan du lịch về làng nghề Cổ Chất đất Thành Nam.
làng Cổ Chất
tơ lụa
ươm tơ
Dệt lụa
làng truyền thống
Tin liên quan
Độc đáo bưởi tiến vua, chưa Tết đã hết hàng 0
Giao thông Hà Nội nghẹt thở trước kỳ nghỉ lễ 0
Người Hà Nội xếp hàng xuyên đêm để mua vàng 0
Mưa to, sấm sét, nhiều tuyến phố tại Hà Nội úng ngập, giao thông ùn tắc cục bộ 0
Vải sớm Tân Yên, rộn ràng mùa thu hoạch 0
Sen quê Bác: Từ cảnh đẹp đến giá trị kinh tế cao 0