Cuộc khủng hoảng từ đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Đối với một số ngành, chắc chắn rằng việc đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ngành hàng không có lẽ là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ tình trạng này. Và bầu trời vẫn rất nhiều mây đối với các hãng hàng không.
Singapore Airlines - lỗ lịch sử 1,15 tỷ euro trong nửa năm
Trong quý đầu tiên của năm tài chính 2020-2021, Singapore Airlines lỗ kỷ lục 1,12 tỷ đô la Singapore, tương đương khoảng 693 triệu euro, so với lợi nhuận ròng năm trước là 68,61 triệu euro.
Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, công ty đã lỗ 452,31 triệu euro, tức là hơn 1,15 tỷ euro thua lỗ trong sáu tháng đầu năm 2020.
Để đối phó với những khó khăn tài chính của mình, Singapore Airlines cho biết họ đã huy động được 11 tỷ đô la Singapore, tương đương khoảng 6,8 tỷ euro.
Japan Airlines - lỗ 746 triệu euro chỉ trong quý 2
Hãng hàng không thứ hai của Nhật Bản Japan Airlines (JAL) cũng báo cáo mức lỗ ròng kỷ lục trong quý đầu tiên của năm 2020-2021, mức lỗ nặng nhất kể từ khi công ty trở lại thị trường chứng khoán vào năm 2012. Nó lên tới 93,7 tỷ yên trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, tương đương khoảng 746 triệu euro theo tỷ giá hối đoái hiện tại, so với lợi nhuận ròng 13 tỷ yên trước đó.
Hiện tại, công ty không muốn mạo hiểm đưa ra các dự báo hàng năm khi đối mặt với những bất ổn liên quan đến sự tiến triển của đại dịch COVID-19.
Hãng hàng không đứng đầu Nhật Bản, ANA, cũng ghi nhận khoản lỗ ròng kỷ lục 108,8 tỷ yên trong quý đầu tiên của năm 2020-2021, tương đương 864 triệu euro. Hãng cũng hạn chế công bố các dự báo trong thời gian còn lại của năm.
Cathay Pacific - lỗ 1,36 tỷ euro trong nửa đầu năm nhưng đã tránh được phá sản
Hãng hàng không Cathay Pacific đã lỗ ròng lịch sử 9,9 tỷ đô la HongKong (1,36 tỷ euro) trong nửa đầu năm. Từ tháng 1 đến tháng 6, hãng vận chuyển hành khách ít hơn 4 lần so với nửa đầu năm 2019.
Vào đầu tháng 6, Cathay Pacific đã công bố kế hoạch tái cấp vốn trị giá 39 tỷ đô la HongKong, tương đương 4,3 tỷ euro, đặc biệt được hỗ trợ bởi chính quyền HongKong với khoản tiền chưa từng có này để tránh phá sản. Hãng đã giảm mạnh các chuyến bay đồng thời khuyến khích nhân viên nghỉ không lương.
United Airlines - lỗ 1,36 tỷ euro từ tháng 4 đến tháng 6
Hãng hàng không United Airlines của Mỹ đã ghi nhận khoản lỗ lớn hơn dự kiến vào "quý khó khăn nhất về tài chính" trong suốt 94 năm tồn tại của hãng. Khoản lỗ đạt 1,6 tỷ đô la, tương đương khoảng 1,36 tỷ euro. Tuy nhiên, hãng đã cố gắng trấn an bằng cách xác định rằng họ có 15,2 tỷ đô la tiền mặt vào ngày 20 tháng 7, số tiền dự kiến sẽ tăng lên hơn 18 tỷ đô la vào cuối tháng 9.
Giám đốc điều hành Scott Kirby cho biết United Airlines đã nhanh chóng thay đổi lịch bay để điều chỉnh theo nhu cầu thấp hơn. Tập đoàn cũng đã thương lượng một khoản vay rất lớn, 25 tỷ đô la của chính phủ Mỹ và quyết định tiết kiệm một cách quyết liệt.
Hãng cam kết sẽ giữ tất cả nhân viên của mình cho đến cuối tháng 9. Nhưng tới tháng 10, United Airlines cảnh báo có thể sa thải tới 36.000 nhân viên, hơn một phần ba số nhân viên của hãng.
American Airlines - lỗ 1,76 tỷ euro chỉ trong quý 2
Hãng hàng không American Airlines đã lỗ ròng 2,07 tỷ USD trong quý II. Sau khi nhu cầu mua vé máy bay sụt giảm vào tháng 4, doanh số bán hàng bắt đầu tăng vào tháng 5 và tháng 6, nhưng lại suy yếu vào tháng 7 sau sự bùng nổ của các trường hợp mới của COVID-19 ở các bang của Mỹ và việc đưa ra các biện pháp hạn chế đi lại mới.
Hãng dự kiến công suất các chuyến bay trong quý 3 sẽ vẫn thấp hơn 60% so với cùng kỳ năm 2019. American Airlines đã cảnh báo rằng có thể sa thải tới 25.000 nhân viên vào tháng 10, trong số 130.000 nhân viên của mình. Hơn 41.000 nhân viên hàng không đã chọn nghỉ hưu sớm, giảm thời gian làm việc hoặc nghỉ phép có lương một phần.
Hãng hàng không Delta Air Lines của Mỹ cũng đã lỗ ròng 5,7 tỷ USD trong quý II, tương đương khoảng 4,83 tỷ euro.
Lufthansa - 3,6 tỷ euro lỗ trong nửa năm và dự kiến cắt 22.000 việc làm
Hãng hàng không của Đức, với lượng hành khách giảm 96% từ tháng 4 đến tháng 6, ghi nhận khoản lỗ ròng 3,6 tỷ euro trong nửa đầu năm, trong đó 1,5 tỷ của quý thứ hai. Mặc dù chính phủ Đức đã trở thành cổ đông lớn nhất trong gói cứu trợ trị giá 9 tỷ euro nhưng Lufthansa vẫn dự kiến sẽ cắt giảm 22.000 việc làm toàn thời gian tương đương tăng năng suất 15% thông qua một chương trình tiết kiệm lớn.
Phi đội 760 máy bay của hãng sẽ giảm hơn một trăm máy bay và 20% vị trí quản lý sẽ bị cắt giảm. Việc cắt giảm lương là “phi thực tế ở Đức" và cũng nhằm mục tiêu tránh sa thải nên việc cắt giảm chủ yếu thông qua nghỉ hưu sớm, rời đi tự nguyện hoặc làm thêm. Hãng cho biết đã có 8.000 nhân viên rời khỏi tập đoàn, chủ yếu ở các quốc gia ngoài Đức.
IAG - lỗ 3,8 tỷ euro trong nửa năm và gây quỹ để củng cố tài chính
Tập đoàn hàng không IAG, chủ sở hữu của British Airways và Iberia, tiết lộ khoản lỗ ròng 3,8 tỷ euro trong nửa đầu năm. Doanh thu của tập đoàn giảm một nửa trong sáu tháng đầu năm, xuống còn 5,3 tỷ euro. Đối mặt với khủng hoảng, tập đoàn buộc phải tái cấu trúc theo chiều sâu. Đã có 12.000 việc làm bị cắt giảm tại British Airways.
Nhìn chung, tập đoàn dự định giảm chi phí và quy mô của các hãng hàng không khác nhau. Để tăng cường tài chính của mình, IAG dự định thực hiện tăng vốn 2,75 tỷ euro, mà các cổ đông vẫn sẽ phải thông qua vào đầu tháng 9. Tập đoàn cho biết cổ đông chính của hãng, Qatar Airways, sở hữu 25,1% vốn, đã cam kết tham gia vào hoạt động này.
Air France-KLM - lỗ 4,4 tỷ euro trong nửa năm và kế hoạch giải cứu hơn 10 tỷ euro
Số lượng hành khách của tập đoàn Air France-KLM đã giảm 61,7% trong nửa đầu năm và 95,6% chỉ trong quý hai. Kết quả là doanh thu của tập đoàn đã giảm hơn 52% và hãng vận tải Pháp-Hà Lan ghi nhận khoản lỗ ròng 4,41 tỷ euro trong sáu tháng đầu năm. Khoản lỗ này đặc biệt bao gồm sự suy giảm tài sản trị giá 520 triệu euro liên quan rất lớn đến quyết định chấm dứt sớm việc sử dụng máy bay Airbus A380.
Tuy nhiên, Air France-KLM chỉ rõ hãng có 14,2 tỷ euro "thanh khoản hoặc hạn mức tín dụng để đối phó với khủng hoảng và tái cơ cấu hoạt động". Hãng hàng không Pháp-Hà Lan được hưởng lợi từ khoản vay được nhà nước Pháp bảo lãnh 4 tỷ euro, cũng như khoản vay trực tiếp từ Bercy là 3 tỷ. Về phần mình, Hà Lan đã đầu tư 3,4 tỷ euro.
Air France và KLM cũng đã thông báo cắt giảm hàng nghìn việc làm. Các phi công của hãng hàng không Air France và công ty con – hãng hàng không giá rẻ Transavia cũng đã chứng kiến mức lương giảm đáng kể kể từ tháng 4. Khoản nợ của cả tập đoàn hiện lên tới gần 8 tỷ euro.
Vietnam Airlines dự kiến lỗ hơn 550 triệu euro năm 2020
Vietnam Airlines dự kiến lỗ tới 15.117 tỉ đồng (tương đương 554 triệu euro) trong năm nay. Doanh thu hợp nhất năm 2020 dự kiến là 40.586 tỉ đồng, giảm gần 60% so với thực hiện năm 2019. Lỗ sau thuế là 15.177 tỷ đồng, trong khi năm 2019 lãi 2.517,5 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, hãng hàng không quốc gia đạt 24.808 tỷ đồng doanh thu, giảm 50% và hoàn thành 61% kế hoạch năm, lỗ sau thuế 6.642 tỷ đồng.
Trước lo ngại của cổ đông về việc đến tháng 8 là Vietnam Airlines sẽ cạn tiền nếu không được sự hỗ trợ từ Chính phủ, Tổng giám đốc Dương Trí Thành tiết lộ, việc tăng vốn cho Vietnam Airlines đang được triển khai gấp rút và sắp có quyết định cuối cùng, "chủ sở hữu sẽ có biện pháp tăng vốn cho vay để Vietnam Airlines phát triển".
Theo Vietnam Airlines, dư tiền cuối kỳ năm 2020 của doanh nghiệp chỉ đạt 397 tỉ đồng (năm 2019 dư 4.185 tỉ đồng tiền mặt), với điều kiện được tiếp cận khoản hỗ trợ trị giá 12.000 tỉ đồng của cổ đông nhà nước (lãi suất 0% thời hạn 3 năm).
Con số báo lỗ của các 'ông lớn' hàng không
khoản lỗ ròng
hãng hàng không
Covid-19
Tin liên quan
Tiểu thương nháo nhác vì chợ Mai Động đóng cửa 0
Lạ lẫm chợ nón làng Chuông 'người mua ngồi một chỗ, kẻ bán chạy khắp nơi' 0
Chiêm ngưỡng cặp quất cảnh giá trăm triệu tại Hà Nội 0
Hàng Tết lên kệ sớm, siêu thị là điểm đến tin cậy cho người tiêu dùng 0
Bánh Trung thu vỉa hè 'dài cổ' ngóng khách 0
50.000 cây nhang được sản xuất mỗi ngày cho Tết Nguyên đán 0