Trong tiết trời thu những ngày cuối tháng 9, nhiều ruộng lúa trên địa bàn xã Tam Hưng đang chuyển sang màu vàng rực. Các hộ nông dân cũng đang bước vào mùa thu hoạch.
Theo ông Đỗ Văn Kiên – Giám đốc HTX Nông nghiệp Tam Hưng, xã Tam Hưng là địa phương có diện tích đất nông nghiệp thuộc loại lớn nhất Hà Nội, với trên 700ha đất trồng lúa, mỗi năm cung ứng ra thị trường trên 8.000 tấn thóc. Riêng vụ hè thu năm nay, năng suất ước đạt trên 5,5 tấn/ha.
Gần 250 ha được người dân Tam Hưng tập trung trồng giống lúa nếp cái hoa vàng, còn lại là giống Bắc thơm số 7 và một số giống lúa khác. Những ngọn lúa trĩu bông hứa hẹn vụ mùa bội thu cho bà con nơi đây.
Với chi phí gặt đập khoảng 120.000 đồng/sào (360m2), việc cơ giới hóa trong nông nghiệp là cơ sở để tiết giảm sức lao động, không ảnh hưởng đến lợi nhuận của bà con nông dân.
Vận hành máy gặt gồm 2 - 3 người, trong đó một người điều khiển hướng di chuyển của máy và tời gặt, những người còn lại hứng lúa vào trong bao, cột lại và xếp tại sàn máy. Còn rạ được xả tự động trên ruộng theo đường di chuyển.
Trước đây, mỗi khi vào mùa, người dân phải thực hiện thu hoạch hoàn toàn bằng tay, với nhiều nhân công cùng thực hiện. Nay, nhờ sự hỗ trợ của những chiếc máy gặt đập liên hoàn nên công việc thu hoạch trở nên nhẹ dàng và nhanh chóng hơn nhiều.
Lúa sau khi gặt được đóng bao tại chỗ, đưa lên trên bờ ruộng, người dân chỉ việc vận chuyển về và tiến hành phơi khô.
Mặc dù nắng nóng vất vả nhưng ông Lê Văn Đoàn (51 tuổi, người dân xã Tam Hưng) lại cảm thấy vui vẻ, phấn khởi vì đươc mùa, thu nhập ngày càng trở nên ổn định.
Vào vụ thu hoạch, người dân lại mang thóc ra những con đường liên thôn, liên xã, liên huyện hay quốc lộ để phơi. Trong ảnh là những bao thóc đã được phơi khô trên tuyến đường tỉnh 427 đoạn qua xã Tam Hưng.
Việc phơi thóc trên đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro mất an toàn giao thông, tuy nhiên thực tế cho thấy tốc độ đô thị hóa ở các khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội ngày càng gia tăng, diện tích sân phơi ngày càng thu hẹp lại, nên việc phơi thóc trên đường vẫn là giải pháp được nhiều người dân nơi đây lựa chọn.
“Do sân nhà chật quá, không có chỗ để phơi! Biết là không an toàn, nhưng nếu thấy có xe đến thì mình chỉ cần né né đi là được", anh Khoa, một người dân tại xã Tam Hưng chia sẻ.
Phần lớn số lượng lúa được người dân tiến hành phơi khô, sau đó bán trực tiếp cho HTX Nông nghiệp Tam Hưng, với giá bán dao động từ 13.000 – 14.000 đồng/kg (thóc khô), 7.500 – 8.000 đồng/kg (thóc tươi).
Phạm Hòa (thực hiện)
Mùa gặt
cánh đồng Tam Hưng
HTX Tam Hưng
HTX Hà Nội
đồng quê Hà Nội
Tin liên quan
Tết ông Công ông Táo: Gà cánh tiên ngậm hoa hồng 'chợ nhà giàu' Hà Nội bán đắt như tôm tươi 0
Độc đáo bưởi tiến vua, chưa Tết đã hết hàng 0
Giao thông Hà Nội nghẹt thở trước kỳ nghỉ lễ 0
Người Hà Nội xếp hàng xuyên đêm để mua vàng 0
Mưa to, sấm sét, nhiều tuyến phố tại Hà Nội úng ngập, giao thông ùn tắc cục bộ 0
Vải sớm Tân Yên, rộn ràng mùa thu hoạch 0