Ngành xi măng phải đối mặt với nhiều yếu tố cạnh tranh về giá và chất lượng |
Theo ông Nguyễn Quang Cung-Chủ tịch Hiệp hội xi măng Việt Nam, tính đến cuối năm 2017, ngành xi măng nước ta có tổng công suất thiết kế là 97 triệu tấn (đứng thứ 4 thế giới, sau Ấn Độ,Trung Quốc, Mỹ). Trong đó, tiêu thụ nội địa là 60,2 triệu tấn, xuất khẩu là 21 triệu tấn (vừa xi măng, vừa clinker).
Hiện nay,Việt Nam có tổng cộng 82 dây chuyền sản xuất giò quy (sản xuất khô). Tuy đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất với công nghệ hiện đại nhưng vẫn còn 26 dây chuyền sản xuất xi măng có công suất nhỏ (dưới 2.500 tấn clinker/ngày).
Hầu hết các dây chuyền sản xuất xi măng của Việt Nam sử dụng than antraxit có phẩm cấp thấp, nhiều tạp chất, khó nghiền, dẫn đến chất lượng xi măng thấp, tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu trong quá trình sản xuất, gây ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, do sản xuất với công suất lớn, không chú trọng đổi mới công nghệ, ngành xi măng rơi vào tình trạng dư cung. Để cạnh tranh được trên thị trường xuất khẩu, ngành xi măng phải đối mặt với nhiều yếu tố cạnh tranh về giá và chất lượng.
Ông Hans Joergen Nielsen-Giám đốc công ty LNVT, cho biết việc tái cấu trúc doanh nghiệp xi măng theo hướng tinh gọn, tăng năng suất, tiết kiệm tài nguyên, nhiên liệu, đổi mới công nghệ, hướng tới phát triển bền vững là bước đi cần thiết của ngành xi măng Việt Nam hiện nay. Trong đó, tận dụng các phế thải công nghiệp, sinh hoạt để tiết kiệm nguyên, nhiên liệu là điều các nhà máy xi măng ở Việt Nam có thể làm được.
Tại Việt Nam, nhà máy xi măng Chinfon là đơn vị tiêu biểu tiến hành đổi mới công nghệ dây chuyền sản xuất từ 21 tấn/giờ lên 28 tấn/giờ, chỉ số lọt sàng được kiểm soát dưới 2%.
NY