Sau bão số 3 gần một tháng, hàng trăm ha phật thủ thành... củi khô

Thứ tư, 2/10/2024 | 12:00 GMT+7

Sau nhiều ngày ngập chìm trong nước, những cây phật thủ của người dân xã Đắc Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đang độ chuẩn bị cho thu hoạch biến thành củi khô. Một năm "một nắng hai sương" chờ ngày hái quả của bà con nơi đây coi như mất trắng.

Gần một tháng trước, cơn bão số 3 quét qua gây ngập trắng nhiều vùng trồng cây phật thủ tại bãi bồi của các xã Hồng Hà, Liên Hà, Liên Hồng... (huyện Đan Phượng). Giờ đây, nước lũ đã rút, nhưng để lại những thiệt hại nặng nề, cuốn theo tài sản, cơ ngơi của rất nhiều nông dân.

Gần một tháng trước, cơn bão số 3 quét qua gây ngập trắng nhiều vùng trồng cây phật thủ tại bãi bồi của các xã Hồng Hà, Liên Hà, Liên Hồng... (huyện Đan Phượng). Giờ đây, nước lũ đã rút, nhưng để lại những thiệt hại nặng nề, cuốn theo tài sản, cơ ngơi của rất nhiều nông dân.

Nhiều nhà vườn đang đứng trước nguy cơ “phá sản” do phần lớn diện tích cây phật thủ bị ngập nước lâu ngày dẫn tới tình trạng thối gốc, không còn khả năng phục hồi.

Theo tìm hiểu của phóng viên VnBusiness, hầu hết diện tích trồng phật thủ tại đây đều do bà con nông dân tại xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức đến thuê đất để canh tác.

Phật thủ vốn là cây có vòng đời ngắn hạn (khoảng 5 năm), sau thời gian này sẽ phải trồng cây mới. Cây trồng từ năm thứ 2 trở đi sẽ cho thu hoạch. Mỗi năm, người dân thu 2 vụ chính vào tháng 7 âm lịch và dịp Tết Nguyên đán, các tháng còn lại sẽ cho thu rải rác.

Những hàng cây phật thủ vốn dĩ xanh mướt, trĩu quả ngày nào là niềm hy vọng thoát nghèo, đổi đời của nhiều người dân ở ngoại thành Hà Nội. Nhưng nay, tất cả những gì còn lại chỉ là những đống củi khô.

Anh Nguyễn Văn Trung, một chủ vườn tại xã Đắc Sở cho biết, bản thân anh và bà con nơi đây chưa bao giờ bị thiệt hại kinh khủng như vậy. “Gia đình tôi có hơn 5 mẫu trồng phật thủ, với chi phí đầu tư lên tới hơn 1 tỷ đồng, cây sang năm thứ 2 đã bắt đầu ra quả rất đẹp, dự kiến sẽ cho thu hoạch đúng dịp Tết, nhưng giờ đã chết hết”.

“Không tính ngày công lao động của cả gia đình, tôi đầu tư vào vườn phật thủ này khoảng 250 triệu/mẫu, với 4,5 mẫu tương ứng với hơn 1 tỷ đồng. Đây là toàn bộ tích lũy của gia đình cộng với vay mượn anh em họ hàng bằng vàng. Nay vườn cây chết hết, tôi cũng chưa biết phải làm thế nào nữa”, chị Nguyễn Thị Thảo, chủ vườn tại xã Đắc Sở cho hay.

Đối với những cây chưa chết hẳn, người dân sẽ phải cắt hết cành chết khô, giữ lại phần thân cây còn xanh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, xới lại đất, bón thêm phân, hy vọng cây sẽ hồi sinh trở lại… Song, cơ hội cứu vãn là rất mong manh, nếu phục hồi được thì chi phí cũng khá lớn, năng suất lại không được như ban đầu.

Theo thống kê sơ bộ, xã Đắc Sở có khoảng 240 hộ trồng phật thủ rải rác tại địa phương và các khu vực phụ cận bị thiệt hại do lũ, hơn 300ha bị "xóa sổ" hoàn toàn, thiệt hại ước tính trên 250 tỷ đồng. 

 

Tin khác

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

Đăng ký
Qui định
Quy định về đăng ký tài khoản và nội dung "Ý kiến của bạn" trên Vnbusiness

Hình đại diện và tên đăng ký ko phản cảm, ko có các thông tin bao gồm: link web, số điện thoại, email hoặc tên riêng..mang tính quảng cáo, thương mại cho cá nhân, tổ chức hoặc mang nội dung gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác.

Các hoạt động của User ko vi phạm pháp luật và các qui định của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Nội dung bình luận ko chia sẻ link, số điện thoại, email hoặc quảng cáo cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào

Nội dung bình luận không vi phạm đạo đức, pháp luật, thuần phong mỹ tục Việt Nam

Nội dung bình luận không vu cáo, bôi nhọ, miệt thị, xuyên tạc, gây hại cho tổ chức, cá nhân

Nội dung bình luận không chửi bới, thô tục

Khi phạm qui, tài khoản sẽ bị khóa tạm thời.

Thông báo

Đăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản

Quên mật khẩu