CW nên là sản phẩm giao dịch ngắn hạn |
Theo đó, chỉ cần tăng giá là nên chốt lời ngắn hạn, nếu 1-2 tuần diễn biến giá không như dự kiến thì cần cắt lỗ ngay. Bởi khi đáo hạn, rủi ro biến động giá chứng khoán cơ sở sẽ mạnh hơn, thậm chí khi đảo chiều thì toàn bộ lợi nhuận đáng lẽ có được lại không còn, thậm chí mất luôn phần phí đã bỏ ra mua chứng quyền có bảo đảm (CW); chưa kể nhà đầu tư phải chịu thuế cao hơn.
Bà Mỹ Linh cũng chia sẻ, khi giao dịch trên thị trường, thuế 0,1% đang trả trên giá trị chứng quyền, nhưng nếu để đến ngày thực hiện thì 0,1% tính trên giá trị của chứng khoán cơ sở nên sản phẩm này để trading sẽ có lợi hơn.
Ngoài ra, càng gần ngày đáo hạn, giá quyền càng giảm, nhà đầu tư càng có xu hướng bán ra, trong khi CTCK hedging theo tỷ lệ delta thì khi nhà đầu tư bán ra, CTCK trước ngày đáo hạn đã bán dần dần chứng khoán cơ sở nắm giữ. Khi tỷ lệ delta đã giảm dần trước đó rồi thì tác động tại ngày đáo hạn sẽ giảm.
Về mức biến động giá của CW trong thời gian mới triển khai sản phẩm, đại diện của HSC cho rằng, giá lý thuyết có đầy đủ tham số có thể tính, nhưng giá trên thị trường lại phụ thuộc cung - cầu.
Do thời gian đầu triển khai sản phẩm này, CTCK có xu hướng thận trọng chỉ phát hành lượng nhỏ, nên rõ ràng khi giao dịch chính thức, các chứng quyền chỉ khoảng 1 - 2 triệu đơn vị và xét giá trị chỉ khoảng vài tỷ đồng, khả năng giá biến động xa giá trị hợp lý hoàn toàn có thể xảy ra.
Khi đó, nhà đầu tư nhìn biến động giá trên thị trường có thể sẽ thấy ngạc nhiên, chẳng hạn CW ban đầu được mua với giá 2.000 đồng nhưng có thể tăng lên 4.000 - 5.000 đồng mà không có một cơ sở nào.
L.L