Doanh nghiệp | Thứ ba, 21/7/2020 | 17:28 GMT+7
0 |

Cuộc đua chuỗi cà phê

Sự tham gia của hàng loạt "tay chơi" đang khiến thị trường chuỗi cà phê Việt Nam ngày càng khốc liệt và khó lường.

Với sự tham gia của hàng loạt "tay chơi" cả trong và ngoài nước, mô hình kinh doanh chuỗi cà phê tại Việt Nam đang ngày càng chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt hơn.

--------------------------

Theo một báo cáo do Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor công bố hồi cuối năm ngoái, thị trường chuỗi cà phê và trà Việt Nam có quy mô khoảng 1 tỉ USD/năm.

5 chuỗi cà phê lớn nhất đang chiếm 15,3% tổng thị phần chuỗi cà phê Việt, gồm Highlands Coffee, Starbucks, The Cofee House, Phúc Long và Trung Nguyên.

Như vậy, dung lượng 85% còn lại đủ lớn để các nhân tố “nổi tiếng” trên thương trường như Vinamilk, HAGL, NutiFood… thể hiện sự nghiêm túc của mình trong sân chơi này.

Cà phê Ông Bầu đã chính thức chào sân thị trường cà phê chuỗi, vốn được xem là “chảo lửa” trong lĩnh vực dịch vụ đồ uống ở Việt Nam bởi tiềm năng to lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhưng cũng đầy rủi ro.

Đứng sau thương hiệu cà phê Ông Bầu là 3 doanh nhân tên tuổi đứng đầu Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), Tập đoàn Đồng Tâm và NutiFood, có chung niềm đam mê và mạnh tay đầu tư cho bóng đá Việt Nam.

Hồi giữa tháng 2-2020, mô hình quán cà phê Ông Bầu đã được vận hành thử nghiệm tại quận 4 (TPHCM). Thông tin từ Công ty cổ phần Cà phê Ông Bầu, cửa hàng thử nghiệm đã phục vụ hơn 500 lượt khách mỗi ngày. Kết quả khả quan ban đầu nói trên có thể là tiền đề cho việc doanh nghiệp này công bố mở đồng loạt hàng chục quán trên toàn quốc.

Với mức giá dao động từ 16.000-36.000 đồng/ly, có thể nhận thấy thương hiệu này đang gia nhập vào phân khúc bình dân và hướng đến chiến lược nhượng quyền. Có ít nhất 3 mô hình nhượng quyền chính mà công ty đang phát triển, bên cạnh các cửa hàng tự quản lý, bao gồm xe lưu động, quán cà phê bình dân và quán cà phê cao cấp dành cho giới trẻ.

Nhìn vào mức giá và chiến lược triển khai thì có thể thấy đối thủ chính của Ông Bầu là chuỗi nhượng quyền cà phê được xem là lớn nhất Việt Nam hiện nay: Milano. Điểm lợi thế của chuỗi Ông Bầu chính là hiệu ứng câu chuyện của các nhà sáng lập, và hơn hết là nguồn cấp vốn với sự hỗ trợ từ KienLong Bank – nơi ông bầu Võ Quốc Thắng làm cố vấn.

“Sản phẩm cà phê đã được kiểm chứng, câu chuyện tiếp thị bài bản có sự tham gia của những người có ảnh hưởng, mô hình nhượng quyền đa dạng, giá thành sản phẩm phù hợp là những lý do giúp chúng tôi tự tin khi tham gia vào thị trường có tính cạnh tranh rất cao như cà phê ở Việt Nam”, ông Võ Quốc Thắng chia sẻ.

Tại Đại hội cổ đông 2020 vừa qua, các cổ đông của Vinamilk đã thông qua tờ trình bổ sung 9 ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có liên quan đến dịch vụ ăn uống, quán cà phê với thương hiệu Hi-Café.

Đây là cơ sở đầu tiên đánh dấu sự tham gia vào thị trường chuỗi cà phê của doanh nghiệp có vốn hóa lớn top đầu thị trường chứng khoán hiện nay.

Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk cho biết, công ty đang triển khai dự án mở chuỗi cửa hàng bán lẻ cà phê, đồ uống và một số thức ăn kèm với thương hiệu "Hi-Café", mà một cửa hàng đã được mở từ năm 2019. Năm nay và các năm kế tiếp, công ty dự kiến mở rộng chuỗi này tại nhiều địa phương khác nhau và trực tiếp vận hành.

“Vinamilk có 430 cửa hàng Giấc mơ sữa Việt nên chúng tôi triển khai pha chế cà phê tại đó, với sữa là chính và cà phê là phụ. Cà phê mà pha với sữa Ngôi sao Phương Nam thì tuyệt vời, không có sữa nào ngon hơn. Đây là cách tận dụng lợi thế của mình để đi vào ngành nước giải khát”, bà Mai Kiều Liên lý giải.

Việc tham gia thị trường của chuỗi cà phê với thương hiệu “Hi - Café” là vấn đề được khá nhiều cổ đông quan tâm và đặt câu hỏi tại cuộc họp. Bà Liên cho biết, bản thân cũng nhận được rất nhiều câu hỏi trước đó. Có ý kiến cho rằng các chuỗi đang đóng cửa, tại sao Vinamilk lại lao vào?

“Vinamilk không bỏ ra 10.000 - 20.000 USD để thuê mặt bằng mở quán mà chỉ tận dụng cơ sở của mình”, bà Liên nhấn mạnh với cổ đông.

Dù Vinamilk có tiềm lực tài chính mạnh nhưng với chiến lược thận trọng như hiện tại có thể thấy thị trường này vẫn là một ẩn số khi vận hành thực sự.

Hiện tại, cuộc chiến chính ở thị trường cà phê Việt Nam đang diễn ra ở chuỗi cà phê trung cấp, với các “chiến binh” nội là Trung Nguyên Legend, The Coe House, Cộng và Phúc Long cùng những ‘kẻ xâm lược’ như Jollibee, Starbucks, Wayne’s Coffee, sắp tới có thể là Cafe Amazon.

Về phía các doanh nghiệp nội, có thể kể đến The Coffee House. Phục vụ phân khúc dành cho giới trẻ, điểm khác biệt của chuỗi này là không đầu tư cửa hàng tại những vị trí vàng, nhưng thực đơn nước uống phong phú, giá cả vừa phải, wifi tốc độ cao, diện tích rộng. Theo số liệu thống kê gần nhất của Công ty Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (Virac) năm 2018, doanh thu The Coffee House đứng thứ 2 trong các chuỗi cà phê với 669 tỉ đồng. Hiện, chuỗi này đang mở rộng ra miền Trung và miền Bắc, với số lượng 145 cửa hàng.

Một đơn vị khác là Trung Nguyên cũng đang nhanh chóng giành thị phần. Tính đến tháng 6/2019, Trung Nguyên có 66 cửa hàng Trung Nguyên Legend và 36 cửa hàng E-Coffee theo mô hình chuyển nhượng. Trong đó, Trung Nguyên E-Coffee đặt mục tiêu mở 3.000 cửa hàng nhượng quyền trong năm 2020, hướng đến trở thành hệ thống cửa hàng bán lẻ cà phê lớn nhất nước. Sau nhiều năm thay đổi chiến lược, Trung Nguyên đạt doanh thu 350 tỉ đồng năm 2018.

Về phía các doanh nghiệp ngoại, thị trường cũng chứng kiến sự co hẹp hoặc rút lui nhanh chóng trước sức nóng của thị trường Việt Nam.

Dù thành công trên khắp thế giới với hơn 30.000 cửa hàng, nhưng Starbucks lại chiếm chưa tới 3% thị phần cà phê Việt Nam. 

Sau gần 6 năm gia nhập, hiện Starbucks mới mở khoảng 40 cửa hàng trên khắp Việt Nam. Trung bình, trong gần 1,7 triệu người Việt, chỉ có một cửa hàng Starbucks.

Tính trong tương quan so với các thị trường khác, nếu như ở Malaysia, cứ 104.982 dân có 1 cửa hàng Starbucks; ở Thái Lan cứ 175.040 người có 1 cửa hàng Starbucks; ở Campuchia cứ 913.862 người có 1 cửa hàng Starbucks thì tại Việt Nam với 1.673.109 người mới có 1 cửa hàng cà phê Starbucks.

Sự thất thế của các chuỗi cà phê ngoại còn ghi nhận thêm Coffee Bean & Tea Leaf. Trong năm 2018, thị trường Việt Nam mang lại cho chuỗi này 108 tỉ đồng doanh thu, nhưng thương hiệu này lại báo lỗ tới 29 tỉ đồng.

Thực tế, nhiều năm gần đây, chuỗi Coffee Bean & Tea Leaf đều hoạt động thua lỗ tại thị trường Việt Nam. Sau hơn 10 năm có mặt tại thị trường này, công ty đang lỗ lũy kế hàng trăm tỉ đồng và âm vốn chủ sở hữu. Hiện, chuỗi này chỉ có khoảng 10 cửa hàng trên khắp Việt Nam, trong khi năm 2018 có 15 cửa hàng.

Một số thương hiệu nước ngoài vào Việt Nam từ khá lâu nhưng vẫn không thể cạnh tranh được và phải đóng cửa toàn bộ chuỗi. Có thể kể đến chuỗi cà phê Bene của Hàn Quốc từng rầm rộ khi đến Việt Nam cũng im ắng rời đi mà không ai biết.

Trước đó, chuỗi cà phê Gloria Jean’s Coffee của Australia đã phải rời khỏi Việt Nam vào năm 2017. Các chuỗi còn lại vẫn đang phải nỗ lực để phát triển tại Việt Nam. Starbucks là một cái tên khá nổi tiếng và có phần duy trì được vị thế dù giá thành sản phẩm đắt.

Một số cái tên khác cũng âm thầm rút lui như The Coffee Bean & Tea Leaf, New York Dessert Coffee, Coffee Bar.

Do đặc tích sử dụng, các chuỗi cà phê của người Việt Nam đang mở rộng nhanh và hoạt động tốt hơn so với các chuỗi cà phê quốc tế đang hoạt động trên thị trường. 

Ngoài ra, việc giá rẻ hơn, thích ứng nhanh hơn với các xu hướng mới và có dấu ấn giúp các chuỗi cà phê Việt Nam thắng thế.

Người Việt Nam sử dụng loại đồ uống được ủ bằng hạt cà phê robusta. Với hàm lượng caffeine từ 2-4%, cà phê robusta có vị đắng và gắt hơn so với hạt cà phê arabica. Đây là loại cà phê thường được trồng ở những vùng có độ cao thấp, khoảng 1.000m so với mực nước biển ở Việt Nam, trong khi cà phê arabica được trồng phổ biến tại nơi khác. Phương Tây cũng chủ yếu dùng hạt cà phê arabica.

Người Việt Nam nổi tiếng với loại cà phê đặc có cho thêm sữa. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu đang phát triển ở Việt Nam khiến các loại đồ uống như cà phê và trà được ưa chuộng.

Bên cạnh đó, người Việt sử dụng cà phê với giá chưa tới 1 USD/ly, rẻ hơn nhiều so với cà phê của các chuỗi nước ngoài. Dù cà phê giá rẻ nhưng người thưởng thức còn có các dịch vụ đi kèm như đánh giày hay sử dụng wifi hoàn toàn miễn phí. Hơn nữa, Việt Nam có hàng nghìn, thậm chí là chục nghìn những quán cà phê như thế.

Thị trường Việt Nam được đánh giá là tiềm năng cho các chuỗi cà phê toàn cầu. Đó cũng là lý do nhiều hãng muốn mở rộng tại thị trường Việt Nam. 

Tuy nhiên, không thể phủ nhận các chuỗi cà phê nước ngoài đang gặp khó ở thị trường gần 100 triệu dân này 

CNBC nhận định

Có thể thấy, với những toan tính của các chuỗi cà phê thuần Việt cũng như quyết tâm của các "ông lớn" ngoại quốc cả mới lẫn cũ, cuộc chiến trên thị trường chuỗi cà phê năm 2020 dự kiến sẽ còn khốc liệt hơn năm 2019. Nhiều khả năng, chiến trường sẽ dời về các quận/huyện ngoại ô ở các thành phố lớn và các tỉnh lẻ.

-----------------

Nhật Minh

 

Tin khác

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

Đăng ký
Qui định
Quy định về đăng ký tài khoản và nội dung "Ý kiến của bạn" trên Vnbusiness

Hình đại diện và tên đăng ký ko phản cảm, ko có các thông tin bao gồm: link web, số điện thoại, email hoặc tên riêng..mang tính quảng cáo, thương mại cho cá nhân, tổ chức hoặc mang nội dung gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác.

Các hoạt động của User ko vi phạm pháp luật và các qui định của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Nội dung bình luận ko chia sẻ link, số điện thoại, email hoặc quảng cáo cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào

Nội dung bình luận không vi phạm đạo đức, pháp luật, thuần phong mỹ tục Việt Nam

Nội dung bình luận không vu cáo, bôi nhọ, miệt thị, xuyên tạc, gây hại cho tổ chức, cá nhân

Nội dung bình luận không chửi bới, thô tục

Khi phạm qui, tài khoản sẽ bị khóa tạm thời.

Thông báo

Đăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản

Quên mật khẩu