Một số mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị cao như: Điện thoại và linh kiện đạt 16,2 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 12,4 tỷ USD, tăng 28,6%.
Hàng dệt may đạt 8,9 tỷ USD, giảm 5,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 6,9 tỷ USD, tăng 29,6%; giày dép đạt 5,5 tỷ USD, tăng 1,3%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,4 tỷ USD, tăng 10,1%.
Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 2,7 tỷ USD, giảm 3,9%; thủy sản đạt 2,2 tỷ USD, giảm 8,5%; sắt thép đạt 1,4 tỷ USD, giảm 4,7%; xơ, sợi dệt đạt 1,2 tỷ USD, giảm 11,5%; sản phẩm chất dẻo đạt 1,1 tỷ USD, tăng 1,3%; túi xách, ví, ba lô, ô dù đạt 1,1 tỷ USD, giảm 5,7%; sản phẩm từ sắt thép đạt 1,03 tỷ USD; tăng 1,5%.
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giảm so với cùng kỳ năm trước: Rau quả đạt 1,3 tỷ USD, giảm 8,7%; cao su đạt 403 triệu USD, giảm 27,5% (lượng giảm 31,7%); hạt tiêu đạt 257 triệu USD, giảm 9,2% (lượng tăng 11,9%).
Một số mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu tăng: Cà phê đạt 1,1 tỷ USD, tăng 2,2% (lượng tăng 4,5%); hạt điều đạt 963 triệu USD, tăng 5,9% (lượng tăng 21,5%); gạo đạt 892 triệu USD, tăng 0,2% (lượng giảm 7,9%).
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm với kim ngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp đến là Trung Quốc đạt 13,1 tỷ USD, tăng 26,7%. Thị trường EU đạt 10,7 tỷ USD, giảm 8,1%. Thị trường ASEAN đạt 8,2 tỷ USD, giảm 3,4%. Nhật Bản đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,1%. Hàn Quốc đạt 6,2 tỷ USD, giảm 0,2%.
Hưng Nguyên