Theo dữ liệu tổng hợp của Viện nghiên cứu Đầu tư và Mua bán sáp nhập (CMAC Institute) từ MergerMarket và HSF, tổng giá trị M&A toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2020 là 901,7 tỷ USD, thấp hơn 52% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, số lượng công bố là 6.943 thương vụ, giảm 32% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng tại thị trường Việt Nam, tổng giá trị M&A năm 2019 đạt 7,2 tỷ USD, bằng 94,7% so với năm 2018. Dưới tác động của Covid-19 cũng như một số yêu to khác, dự kiến giá trị M&A năm 2020 tiếp tục suy giảm, ước đạt 3,5 tỷ USD (bằng 48,6% so với năm 2019).
Các thương vụ đầu tư, phát hành riêng lẻ đáng chú ý từ cuối năm 2019-2020. |
Tại buổi họp báo Diễn đàn M&A Việt Nam 2020 với chủ đề: “Trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới”, các chuyên gia đánh giá, sau hơn một thập niên tăng trưởng mạnh mẽ với hàng ngàn giao dịch và tổng giá trị giao dịch đạt gần 50 tỷ USD, thị trường M&A Việt Nam bước vào giai đoạn mới với nhiều cơ hội mới. Mặc dù vậy, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu khiến thị trường M&A cũng chững lại, thậm chi suy giảm sâu.
Mặc dù vậy, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn sau khi không chế thành công dại dịch Covid-19 và nhiều cơ hội mở ra. Đó là sự dịch chuyên dòng vốn ra khỏi các thị trường lớn nhưng kém an toàn, các Hiệp định thương mại tự do mới như CPTPP, EVFTA.
Ngoài ra, việc sửa đổi một loạt các luật quan trọng mới về đầu tư kinh doanh trong đó, có các quy định mới cởi mở hơn, minh bạch hơn cho hoạt động M&A; việc đẩy mạnh hoạt dong M&A của nhiều tập đoàn lớn trong chiến lược tái cơ cấu, hoàn thiện hệ sinh thái, chuỗi giá trị,..
Thực tế cho thấy, hoạt động M&A trở nên sôi động trong các giai đoạn khủng hoảng, các giao dịch hứa hẹn bùng nổ khi bên bản có động lực giao dịch trước áp lực kinh tế. Với sự phát triển kinh tế, thị trường rộng lớn Việt Nam vẫn là tâm điểm của giới đầu tư khu vực và toàn cầu.
Bởi vậy, trong 6 tháng cuối 2019 và 2020, thị trường vẫn chứng kiến những thương vụ đáng chú ý, đặc biệt là những thương vụ mua lại hoặc tái cấu trúc của các tập đoàn tự nhân. Khối ngoại, đặc biệt là các nhà đầu tư từ Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn tích cực tham gia hoạt động M&A tại Việt Nam.
Trong đó có thể kể đến thương vụ M&A giữa KEB Hana bank và BIDV, KKR & Temasek và Vinhomes, Aozora và ngân hàng OCB, VinaCapital và Bệnh viện Thu cúc…
Theo đánh giá của các chuyên gia, làn sóng M&A sẽ có độ trễ vì đại dịch Covid-19 khiến bên mua và bên bán chưa gặp nhau khiến việc hình thành thương vụ lâu hơn dự kiến. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực tìm cách ứng biến linh hoạt, thay đổi chiến lược đầu tư, kinh doanh.
Theo dự báo của CMAC, thị trường M&A Việt Nam có thể phục hồi theo mô hình chữ V trong giai đoạn 2021-2022. Theo đó, thị trường có thể phục hồi về mức 4,5 – 5% tỷ USD vào năm 2021 trước khi bật mạnh trở lại với giá trị 7 tỷ USD vào năm 2022.
Thanh Hoa