Giá lợn hơi ngày 3/7, tại miền Bắc đi ngang, trong khi 2 miền Trung - Nam biến động từ 1.000 - 4.000 đồng/kg so với hôm qua. Hiện giá lợn hơi được thu mua trong khoảng 56.000 - 66.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi ngày 3/7 tiếp tục giảm mạnh từ 1.000 - 4.000 đồng/kg. |
Giá lợn hơi tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 62.000 - 66.000 đồng/kg. Cụ thể, tại tỉnh Yên Bái, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, giá lợn hơi ở mức 65.000 - 66.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Hà Nội, Hưng Yên, Tuyên Quang, giá lợn được thu mua với mức thấp 62.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 57.000 - 66.000 đồng/kg. Cụ thể, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, giá lợn báo tăng 1.000 đồng/kg lên mức 65.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, giá lợn hơi ở mức 64.000 - 66.000 đồng/kg.
Các địa phương như Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, giá lợn hơi được thu mua với mức 60.000 - 63.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Đắk Lắk, giá lợn hơi ở mức thấp nhất toàn miền 57.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá lợn hơi tại miền Nam dao động trong khoảng từ 56.000 - 62.000 đồng/kg. Cụ thể, tại tỉnh Tiền Giang, giá lợn hơi giảm mạnh 4.000 đồng/kg xuống 56.000 đồng/kg.
Tại thủ phủ chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, giá lợn giảm 3.000 đồng/kg xuống mức 59.000 đồng/kg. Còn tại Vũng Tàu, giá lợn giảm 2.000 đồng/kg xuống 58.000 đồng/kg.
Hiện nay, ngành chăn nuôi đang ở trong tình trạng rất khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi liên tục lên cao. Mới đây, Tổng cục Thống kê đề xuất kiểm soát và bình ổn giá sức ăn chăn nuôi.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT, cho biết, chăn nuôi là ngành hàng chịu nhiều khó khăn khi giá thức ăn trôi nổi, khó kiểm soát, cho nên nếu đưa thức ăn chăn nuôi vào mặt hàng bình ổn giá, có thể giúp ổn định sản xuất cho người dân, giảm thiểu rủi ro. Do đó, đề xuất này rất cần thiết.
"Khi đưa thức ăn chăn nuôi vào bình ổn sẽ có quy chuẩn chất lượng để các nhà sản xuất thực hiện và hậu kiểm được sản phẩm. Chất lượng kém sẽ được phản ánh từ người sử dụng, từ đó có thể tiến hành kiểm định ngay. Ngoài ra, về mặt quy định, nhà sản xuất sẽ phải công bố quy chuẩn chất lượng sản phẩm của mình. Do đó, việc đưa vào bình ổn là cần thiết để đầu vào chăn nuôi ổn định trong bối cảnh giá cả trôi nổi và biến động như hiện nay", ông Trọng nhấn mạnh.
Thy Lê