Giá cà phê đi ngang so với cùng thời điểm sáng hôm qua. |
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng), cà phê được thu mua với mức 44.000 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk), giá cà phê ở mức 44.500 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) cà phê được thu mua cùng mức 44.300 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, cà phê thu mua với mức 44.400 đồng/kg ở Gia Nghĩa và 44.300 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê ở mức 44.400 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 44.300 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 44.400 đồng/kg.
Một khảo sát của Reuters dự báo nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới là Việt Nam sẽ đạt sản lượng 30 triệu bao trong niên vụ 2022/2023, thấp hơn một chút so với niên vụ trước. Những thông tin này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thị trường cà phê những tháng cuối năm.
Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình, giá cà phê nội địa vẫn đang tăng dần, có lúc cà phê Robusta loại 2, tối đa 5% đen vỡ lên cận 46 triệu đồng/tấn giao hàng về các kho quanh TP Hồ Chí Minh. Đây là mức cao nhất trong niên vụ này.
Ông Bình phân tích, yếu tố tỷ giá VND/USD đóng vai trò quan trọng trong hiện tượng giá tăng trên thị trường nội địa. Một số nhà xuất khẩu mua đón chờ tỷ giá có lợi về sau (mang tính chất đầu cơ).
Ngoài ra, hàng tồn kho tại các vùng nguyên liệu đã cạn. Giá xuất khẩu được tính trên cơ sở chênh lệch giữa giá niêm yết của sàn Robusta và giá nội địa cũng tăng tốt có lợi cho giá trong nước. Các nhà xuất khẩu hình như chỉ đang tập trung thu mua để chờ bán khi tỷ giá tiền Đồng có lợi. Hiện, lợi nhuận trên đồng ngoại tệ (USD) đang được giá khi thu về. Do vậy khi đồng USD tăng khiến VND trượt giá so với USD.
Tổng cục Thông kê ước tính xuất khẩu cà phê trong tháng 7 đạt tổng cộng khoảng 2.083.333 bao, tăng 2,40% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế xuất khẩu cà phê trong 10 tháng đầu tiên của niên vụ hiện tại 2021/2022 đạt tổng cộng 22.160.410 bao, tăng 6,95% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Như Yến