Tính đến đầu giờ sáng ngày 13/8 (theo giờ Việt Nam), trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2020 đứng ở mức 42,60 USD/thùng (giảm 0,07 USD/thùng trong phiên). Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 12/8, giá dầu WTI giao tháng 10/2018 đã tăng tới 0,96 USD/thùng.
Viện Dầu mỏ Mỹ (API) ngày 11/8 cho biết, lượng dầu thô dự trữ của nước này đã giảm tuần thứ 3 liên tiếp |
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2020 đứng ở mức 45,45 USD/thùng (tăng 0,02 USD/thùng trong phiên) nhưng đã tăng tới tới 0,83 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 12/8.
Viện Dầu mỏ Mỹ (API) ngày 11/8 cho biết, lượng dầu thô dự trữ của nước này đã giảm tuần thứ 3 liên tiếp với mức giảm lên tới 4 triệu thùng thay vì con số 2,9 triệu thùng như dự báo được đưa ra trước đó.
Ngoài ra, giá dầu ngày 13/8 còn được hỗ trợ bởi động thái quyết liệt của OPEC+ trong việc ép các nước thành viên tuân thủ các các thoả thuận cắt giảm sản lượng trong khối.
Việc Nga đã công bố phê duyệt vaccine COVID-19 cũng hỗ trợ đẩy giá dầu lên. Theo đó, Tổng thống Vladimir Putin cho biết một loại vaccine được phát triển trong nước với tên gọi Sputnik-V, đã được phê duyệt theo quy định sau chưa đầy 2 tháng thử nghiệm trên người bệnh. Tin vui này ngay lập tức đã có tác động lớn tới thị trường dầu ngày hôm nay.
Trong khi đó, tại thị trường trong nước, theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, ngày 12/8, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở điều hành đối với các mặt hàng xăng dầu.
Theo đó, sau khi thực hiện việc chi, trích Quỹ bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường hiện không cao hơn mức: Giá xăng E5 RON92 không cao hơn 14.409 đồng/lít; giá xăng RON95-III không cao hơn 14.922 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 12.201 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 10.207 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 11.183 đồng/kg.
Đ.A