Tại Hội thảo Công bố Báo cáo Dòng chảy Pháp luật kinh doanh 2021 do VCCI tổ chức sáng 29/3, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho biết, kết quả khảo sát do VCCI thực hiện từ đầu tháng 7 đến giữa tháng 9/2021 với gần 3.000 doanh nghiệp phản hồi đang hoạt động tại 63 tỉnh thành, thành phố cho thấy 93,9% doanh nghiệp cho biết tác động của dịch ở mức độ “hoàn toàn tiêu cực” và “phần lớn là tiêu cực”, tăng so với mức 87,2% của khảo sát năm 2020. Phải nói rằng, 2021 là một năm đầy thách thức của kinh tế nước ta.
Về “dòng chảy” chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, VCCI cho biết, dòng chảy này vẫn đang được thúc đẩy nhưng vẫn còn nhiều thách thức về tính hiệu quả. |
Đến giai đoạn cuối năm, khi nước ta chuyển hướng trong chính sách phòng dịch từ “zero COVID” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, các hoạt động kinh tế đã dần khởi sắc, bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại ở hầu hết các ngành kinh tế. Có được điều này là nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Đảng, Nhà nước; sự quan tâm sát sao của người đứng đầu Đảng, Nhà nước.
Ông Phạm Tấn Công nhấn mạnh: VCCI nhận thấy hoạt động xây dựng chính sách vẫn đi theo hai “dòng chảy” chính, tương tự như năm 2020 nhưng có phần mạnh mẽ hơn, đó là: “Dòng chảy” chính sách hỗ trợ, phục hồi sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp; và “dòng chảy” chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.Nhìn chung, chính sách hỗ trợ được ban hành kịp thời, đã nhìn “trúng” và “đúng” các đối tượng cần hỗ trợ. Điều này thể hiện sự đồng hành, quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với cộng đồng kinh doanh.
Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ chuyển hướng chính sách phòng chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” đã tạo điều kiện rất lớn cho doanh nghiệp phục hồi và nền kinh tế phát triển.
Về “dòng chảy” chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, Chủ tịch VCCI cho biết, dòng chảy này vẫn đang được thúc đẩy nhưng vẫn còn nhiều thách thức về tính hiệu quả.
Tuy nhiên, từ kinh nghiệm tiếp xúc với doanh nghiệp, người đứng đầu VCCI thẳng thắn nhìn nhận, doanh nghiệp vẫn còn khá nhiều băn khoăn về tính thực chất của những hoạt động rà soát, cắt giảm chi phí tuân thủ. Bởi, trong những đề xuất cắt giảm, doanh nghiệp vẫn nhìn thấy tính hình thức, “làm cho có”… rất nhiều quy định gây khó cho doanh nghiệp chưa được xử lý. Hiện tại đang xuất hiện xu hướng thắt chặt quản lý ở một số ngành, lĩnh vực – nghịch lý đang tồn tại trong hoạt động soạn chính sách.
Bên cạnh đó là xu hướng thắt chặt quản lý ở một số ngành, lĩnh vực. Điểm đáng lưu ý, ở một số ngành, nghề trước đây được đánh giá cao về cải cách điều kiện kinh doanh, hiện nay đề xuất áp dụng lại các điều kiện kinh doanh trước đã xóa bỏ. Hoặc một số chính sách chúng tôi nhận thấy vẫn tạo ra gánh nặng về chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.
Điều này cho thấy nghịch lý, đó là trong khi Chính phủ đang có nhiều đợt tổng rà soát cắt giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, thì những chính sách soạn thảo mới lại đang tạo ra những rào cản, gánh nặng mới cho doanh nghiệp. Câu hỏi về tính đồng bộ trong hoạt động cải cách thể chế cũng như tính hiệu quả trong giám sát các chính sách về kinh doanh đã được đặt ra. Đây sẽ trở thành thách thức cho hoạt động xây dựng chính sách cải thiện môi trường kinh doanh.
Qua phản ánh của doanh nghiệp, VCCI thấy rằng chất lượng thông tư, công văn còn có rất nhiều vấn đề đáng bàn. Chẳng hạn như có nhiều thông tư vẫn ban hành điều kiện kinh doanh – điều bị cấm theo Luật Đầu tư 2014, 2020; các quy định tại thông tư chưa minh bạch, chưa hợp lý, còn chồng chéo, mâu thuẫn, hay các công văn ban hành quy phạm pháp luật, nội dung hướng dẫn tại công văn chưa phù hợp… Tất cả những vấn đề này sẽ là cản trở, gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp khi triển khai thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh.
“Sự xuất hiện các sản phẩm, dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới đã đặt ra thách thức cho các nhà làm luật về xác định các chính sách quản lý phù hợp. Trong thời gian qua đã có sự lúng túng từ phía cơ quan quản lý, gây không ít khó khăn và phản ứng trái chiều từ cộng đồng kinh doanh”, người đứng đầu VCCI nói.
VCCI cho biết, báo cáo sẽ là thông tin hữu ích cho các nhà làm luật tham khảo khi xây dựng quy định pháp luật. Đồng thời, cung cấp thông tin về chính sách cho các doanh nghiệp, hiệp hội, đồng thời muốn truyền tải góc nhìn của cộng đồng kinh doanh tới các nhà hoạch định chính sách.
Trà My