Lãi suất chứng chỉ tiền gửi cao hơn tiết kiệm nên khách hàng ưa chuộng |
Cụ thể, chứng chỉ tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân có mệnh giá từ 10 triệu đồng, dành cho khách hàng tổ chức mệnh giá từ 100 triệu đồng với 4 kỳ hạn cố định: 24 tháng, 36 tháng, 48 tháng và 60 tháng. Tương ứng với các kỳ hạn gửi là mức lãi 9,5%/năm, 9,8%/năm, 10,0%/năm và 10,2%/năm.
Đây là mức lãi suất tiền gửi cao nhất ghi nhận được trên thị trường hiện nay. Trước đó, thị trường liên tục chứng kiến việc một số ngân hàng ồ ạt phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất dao động trong khoảng 8 - 9,1%/năm và cao hơn hẳn lãi suất tiền gửi tiết kiệm trên thị trường như VIB và VietABank là 9,1%/năm.
Ngoài ra, một số ngân hàng huy động lãi suất chứng chỉ tiền gửi xấp xỉ mức 9%/năm như SHB có mức lãi suất 8,9%/năm đối với kỳ hạn 36 tháng, 8,8%/năm kỳ hạn 24 tháng…
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc các ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi thay vì kênh tiết kiệm truyền thống bởi nhiều khách hàng hiện nay lựa chọn kênh này để gửi tiền vì lãi suất cao hơn tiết kiệm, việc có thể chuyển nhượng và cầm cố vay vốn dễ dàng.
Huyền Anh