Lĩnh vực giảm mạnh như công nghiệp chế biến - chế tạo chiếm tỷ trọng 16,48% GDP và 14,52% tổng dư nợ nền kinh tế; nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 13,96% GDP và 8,74% tổng dư nợ.
Cùng với đó, nhiều lĩnh vực dự kiến cũng bị ảnh hưởng mạnh như chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt may và da giày, du lịch, thương mại...
Dư nợ tín dụng tháng 2 giảm (Ảnh Internet) |
Sơ bộ báo cáo của các ngân hàng gửi lên Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tổng dư nợ có thể giảm khoảng 900.000 tỷ đồng do dịch Covid-19, riêng khối ngân hàng có vốn nhà nước là gần 600.000 tỷ đồng... dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu tiềm ẩn tăng.
Thông tin từ Viện Ðào tạo và nghiên cứu BIDV cho biết, ảnh hưởng của dịch bệnh đến hệ thống ngân hàng chủ yếu thông qua tác động đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, khách hàng và bản thân ngân hàng.
Ðối với ngành ngân hàng, dự báo dịch Covid-19 sẽ tác động đến một số khía cạnh quan trọng như cầu tín dụng giảm do nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp, hộ gia đình thấp hơn, đặc biệt là trong 2 quý đầu năm; tiềm ẩn nợ xấu tăng khi các doanh nghiệp, hộ gia đình chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, dẫn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh gặp khó khăn…
Công Trí