Kiểm tra các thiết bị chữa cháy tại một cửa hàng xăng dầu trên địa bàn |
Toàn tỉnh Bắc Kạn hiện có trên 900 DN, trên 200 HTX và hàng nghìn hộ kinh doanh đang hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, sử dụng hơn 40.000 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế…
Triển khai đồng bộ các giải pháp
Năm qua, Ban Quản lý Chương trình ATVSLĐ, PCCN tỉnh, đã tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành; các tổ chức chính trị xã hội, địa phương, đơn vị SX-KD xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, đồng thời tổ chức triển khai các hoạt động liên quan đến công tác ATVSLĐ, PCCN như: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ, PCCN, trong đó tập trung vào công tác tuyên truyền đối với lĩnh vực có nguy cơ cao dễ xảy ra TNLĐ, cháy nổ và bệnh nghề nghiệp (BNN).
Ban Quản lý Chương trình ATVSLĐ, PCCN của tỉnh, cùng các đơn vị thành viên và UBND các huyện, thành phố đã chủ động triển khai, hướng dẫn về công tác ATVSLĐ, PCCN đến các đơn vị trên địa bàn. Cùng với đó, thành lập các đoàn tiến hành kiểm tra, đôn đốc các DN, HTX, cơ sở SX-KD, đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) thực hiện tốt ATVSLĐ, PCCN, nhất là đối với các ngành nghề có nguy cơ cao về mất ATLĐ, dễ xảy ra cháy nổ như khai khoáng, chế biến lâm sản. Đồng thời, tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về công tác ATVSLĐ, PCCN tại một số địa phương trong tỉnh…
Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành nên công tác ATVSLĐ, PCCN trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các hoạt động truyền thông được thực hiện sâu rộng đến các DN, HTX, cơ sở SX-KD và NLĐ. Công tác huấn luyện ATVSLĐ, PCCN thường xuyên được quan tâm triển khai. Cụ thể, trong năm qua, các ngành chức năng đã tổ chức được 6 lớp tập huấn về xây dựng mô hình quản lý ATVSLĐ cho 240 người; 3 lớp huấn luyện cho 120 cán bộ làm công tác ATVSLĐ tại các DN; 4 lớp huấn luyện ATVSLĐ cho 160 người đang làm việc trực tiếp tại các DN, HTX; hỗ trợ các DN, HTX tổ chức 6 lớp huấn luyện cho 24 NLĐ và 20 đơn vị xây dựng mô hình hệ thống quản lý chất lượng ATVSLĐ...
Vẫn tiềm ẩn những nỗi lo
Nguyên nhân để xảy ra các vụ TNLĐ và cháy nói trên được xác định là do một số DN, HTX, cơ sở SX-KD, NLĐ, người SDLĐ, nhân dân sinh sống tại các khu dân cư tập trung chưa thực sự coi trọng công tác ATVSLĐ, PCCN. Người SDLĐ không tổ chức huấn luyện hoặc huấn luyện chưa đầy đủ về ATLĐ cho NLĐ; không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; máy móc, thiết bị không bảo đảm an toàn; không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Còn đối với người lao động, cũng không tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn; không sử dụng trang thiết bị bảo vệ cá nhân trong quá trình lao động, sản xuất; vi phạm các quy trình, biện pháp nơi làm việc; chủ quan khi tham gia lao động.
Ông Nguyễn Tiến Cương - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, cho biết thêm, năm 2016 Ban Quản lý Chương trình ATVSLĐ, PCCN tỉnh đã làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh về một số mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm chăm lo, cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn TNLĐ, BNN, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ; hạn chế đến mức thấp nhất việc xảy ra các vụ TNLĐ. Đồng thời, tổ chức tập huấn công tác ATVSLĐ, PCCN cho ít nhất 70 DN, với từ 900 NLĐ trở lên; hỗ trợ các DN, HTX, cơ sở SX-KD tham gia thí điểm và áp dụng hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ tiên tiến, xây dựng văn hóa an ATLĐ.
Cũng với đó, chủ động phối hợp tốt với các ngành chức năng cùng, các địa phương quan tâm trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quan tâm đổi mới nội dung và hình thức, để nâng cao nhận thức của người SDLĐ, NLĐ và toàn xã hội về công tác phòng ngừa TNLĐ, BNN và PCCN.
M.Bằng