![]() |
Bắc Kinh dành nguồn vốn 500 triệu USD cho các công ty khởi nghiệp của Mỹ và châu Âu
“Sứ mệnh là để kết nối các công ty công nghệ từ châu Âu và Mỹ cũng như Israel tới thị trường Trung Quốc”, Angelica Anton - đối tác sáng lập của Silk Ventures cho biết. Silk Ventureshiện gia nhập vào quỹ các nhà đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc nhằm tìm kiếm cổ phần trong các công ty khởi nghiệp phương Tây.
Ồ ạt rót vốn
Tháng 2/2016, Cocoon Networks Ventures đã cho ra mắt quỹ đầu tư trị giá 500 triệu bảng (720 triệu USD) hướng tới các công ty khởi nghiệp của Anh trong những lĩnh vực liên quan từ phần mềm tới công nghệ sinh học.
Còn trong tháng Ba, quỹ đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tài chính CreditEase - được Chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn- đã thông báo về ba khoản đầu tư vào các hãng công nghệ tài chính của Mỹ.
Về số tiền mới tăng thêm 500 triệu USD của Silk Ventures, được biết một nửa sẽ thuộc về Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước của Hội đồng Nhà nước (SASAC), cơ quan giám sát và điều hành các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc. Nửa còn lại dành cho một nhóm nhà đầu tư sẽ được thông báo sau trong danh sách đầu tư vào tháng Bảy tới, hiện tại Silk Venturestừ chối tiết lộ thông tin.
Cũng trong năm 2015, Silk Ventures đã cho ra mắt quỹ tăng tốc khởi nghiệp đặt trụ sở tại Canary Wharf của London nhằm cung cấp và hỗ trợ cho những công ty khởi nghiệp hướng tập trung vào thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc thâm nhập vào thị trường nơi đây là viễn cảnh đầy thách thức đối với một công ty khởi nghiệp non trẻ, phần nào do những quy định nghiêm ngặt của Chính phủ nước này cũng như phảichấp nhậnsự cạnh tranh khổng lồ ngày càng trở nên khốc liệt hơn ở nhiều lĩnh vực, đơn cử như việc khó dành được thị phần ở các thị trường địa phương tại Trung Quốc.
Mới đây nhất là trường hợpcủaAirbnbkhi hãng này phải chấp nhận thất bại bằng cách thông qua một thương hiệu mới ở Trung Quốc mang tên Aibiying vào tháng Ba vừa rồi.
Đáp ứng nhu cầu
Tuy nhiên, Silk Ventures hướng tới mục tiêu hòa hợp các tập đoàn của Trung Quốc với những công ty khởi nghiệp của Mỹ và châu Âu hoạt động trong sản xuất công nghệ để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khu vực.
Trong khi đó, các đối tác đầu tư mạo hiểm của Silk Ventures ở London và Thung lũng Silicon sẽ tập trung khai thác những công ty khởi nghiệp nguồn như vậy cho sự đầu tư tiềm năng.
“Đây chắc chắn là một mối quan hệ dựa trên lực kéo và nó sẽ mãi luôn là như vậy. Ở đây, bạn có trong tay những công ty khởi nghiệp cần tiếp cận với thị trường nơi bạn đang có những tập đoàn đã rất lạc hậu và hoạt động không hiệu quả. Như vậy, các tập đoàn cần đổi mới, cần cạnh tranh một cách toàn cầu và họ thực hiện điều đó bằng cách hợp tác với những công ty khởi nghiệp mang công nghệ tới cho họ”, Anton cho biết.
Silk Ventures sẽ xem xét các khoản đầu tư cá nhân tối đa tới 50 triệu USD, hoặc chiếm 10% tổng số vốn cần kêu gọi. Hãng cũng sẽ tập trung phần nào vào các khoản đầu tư về công nghệ tài chính, nhấn mạnh vào blockchain, trao đổi tiền tệ và regtech là những lĩnh vực then chốt cần quan tâm. Regtech hiện đang phát triển mạnh thành một nhánh của công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho việc đề ra quy định, rà soát đặc biệt, bảo hiểm tài chính và quản lý rủi ro.
Minh Hà