Tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài lâu nay vẫn là điểm nghẽn của thị trường chứng khoán Việt Nam |
Theo đó, sự chồng chéo của các quy định liên quan đến vấn đề giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, quy định ngành nghề kinh doanh có điều kiện (Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán,…) dẫn đến nhiều thời điểm việc sửa luật này lại phải chờ những thay đổi của luật kia.
Cùng với đó, do quan điểm của các cơ quan quản lý có thực sự quyết liệt trong việc cần phải có sự đồng lòng giữa nhiều bộ, ngành để cùng tháo gỡ những vướng mắc.
Thời gian gần đây, Chính phủ đã có sự quyết liệt trong việc chỉ đạo các bộ, ngành đẩy nhanh tiến trình hội nhập thị trường tài chính với quốc tế và do đó, quá trình sửa luật có được đẩy nhanh hơn nhiều so với những giai đoạn trước đây. Những nỗ lực này nhằm cụ thể hóa mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam mà Chính phủ đã đặt ra từ năm 2018.
Bên cạnh đó, do tâm lý muốn kiểm soát "cuộc chơi riêng" ở nhiều doanh nghiệp lớn, dẫn tới việc có một bộ phận không nhỏ lãnh đạo doanh nghiệp không thực sự ủng hộ chủ trương mở cửa, thậm chí cố gắng tạo ra các quy định riêng tại nhiều doanh nghiệp thông qua đại hội cổ đông để làm chậm lại quá trình mở room chung của cả thị trường.
Tuy nhiên, tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Chứng khoán sửa đổi đã có nhiều quy định mới về sở hữu nước ngoài đã thể hiện quan điểm quyết đoán của cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc thực hiện công khai, minh bạch quá trình mở room ngoại tại các doanh nghiệp hiện nay.
Ông Ngọc cho rằng, điều này tiến tới tạo ra một cuộc chơi công bằng giữa nhà đầu tư nội và nhà đầu tư ngoại, tạo cơ hội cho yếu tố thị trường quyết định tới vấn đề sở hữu của doanh nghiệp.
Nếu các quy định trong dự thảo được áp dụng, thì Việt Nam sẽ tiến thêm được một bước tiến khá dài trong việc thỏa mãn một trong những điều kiện lớn để đáp ứng tiêu chuẩn nâng hạng lên thị trường mới nổi.
L.L