Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa có thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán cho tổ chức phát hành là Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapital Bank).
Theo đó, VSD sẽ nhận lưu ký 317,1 triệu cổ phiếu BVB của VietCapital Bank kể từ ngày 16/9/2019. VSD cũng cho biết ngân hàng này sẽ đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM.
“Sức khoẻ” giảm sút
Đối với mỗi“tân binh”chuẩn bị niêm yết, những vấn đề về hoạt động kinh doanh luôn đượcgiới đầu tư quan tâm nhất. Nếu doanh nghiệp (DN) "khoẻ" đồng nghĩa với việc cổ phiếu lên sàn sẽ có yếu tố thuận lợi,thu hút được dòng tiền.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lợi nhuận của VietCapital Bank đang có xu hướng kém đi. Giai đoạn 2011-2014,lợi nhuận sau thuế của ngân hàngđềuđạttrên 100 tỷ đồng(đỉnh điểm là năm 2011 với hơn 269 tỷ đồng),nhưnggiai đoạn 2015-2018 lại chưa năm nào vượt qua ngưỡng này.
Thậm chí,năm 2016, VietCapital Bank chỉ đạt mức lợi nhuận 2,7 tỷ đồng - một con số quá nhỏ trong ngành tài chính.
Đến năm 2018, kết quả kinh doanh của VietCapital Bank tích cực hơn khi lợi nhuận sau thuế đạt 94,3 tỷ đồng - mức cao nhất trong giai đoạn này.
Cập nhật kết quả kinh doanh mới nhất,tại Báo cáo tài chính(BCTC)bán niên 2019 đã soát xét của VietCapital Bank cho biết mặc dù đã giảm 61% dự phòng rủi ro tín dụng, ở mức 46 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận trước và sau thuế vẫn giảm 18% và 21% so với cùng kỳ năm 2018, lần lượt đạt gần 48 tỷ đồng và hơn 38 tỷ đồng. Với kết quả này, VietCapital Bankmới thực hiện được 24% kế hoạch lãi trước thuế.
Tính đến ngày 30/6/2019, tổng tài sản của VietCapital Bank là 47.073 tỷ đồng, tăng thêm 11% so với đầu năm và thuộc nhóm ngân hàng nhỏ tại Việt Nam. Trong giai đoạn 3 năm trước đó (2016-2018), VietCapital Bank duy trì tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân 17%/năm.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân cùng giai đoạn ở mức 23%/năm; tiền gửi khách hàng ở mức 22%/năm.
Gây chú ý nhất tại VietCapital Bank có lẽ là những cái tên "đình đám" trong ban lãnh đạo. Hiện, thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 5 người:ông Lê Anh Tài (Chủ tịch), bà Nguyễn Thanh Phượng (thành viên), ông Nguyễn Hoài Nam (thành viên), ông Ngô Quang Trung (thành viên kiêm Tổng giám đốc), ông Vương Công Đức (thành viên độc lập).
Bên cạnh ông Lê Anh Tài là người rất nổi tiếng trong giới tài chính, Viet Capital Bank được biết đến nhiều hơn nhờ gắn với tên tuổi của bà Nguyễn Thanh Phượng.
Ngoài VietCapital Bank, bà Phượng còn là cổ đông sáng lập của hai công ty "họ Bản Việt" khác là CTCP Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Bản Việt (VCAM) và CTCP Chứng khoán Bản Việt.
Những tin tức về “tân binh” VietCapital Bank đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư |
Dấu hỏi về sự minh bạch
Động thái chuẩn bị lên sàn của VietCapital Bank được cho là lựa chọn đúng thời điểm khi nhóm cổ phiếu ngân hàng đang lấy lại sức hấp dẫn nhờ chính sách giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).
Thực tế, việc đăng ký giao dịch trên UPCoM được coi là sự lựa chọn an toàn của nhiều ngân hàng nhằm làm quen với sự minh bạch khi các tiêu chuẩn và quy định công bố thông tin không quá khắt khe như 2 sàn niêm yết chính thức. Đối với trường hợp của Viet Capital Bank, ngân hàng này hẳn cũng có những lý do riêng.
Cũng tại BCTC hợp nhất bán niên 2019 kiểm toán của VietCapital Bank, hãng kiểm toán KPMG dù không đưa ra kết luận ngoại trừ nhưng lưu ý người đọc đến các thuyết minh liên quan tới việc trích lập bổ sung dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) phát hành.
Tuy nhiên, phần BCTC được công bố của VietCapital Bank lại khuyết phần thuyết minh chi tiết các khoản mục trên. Đây cũng không phải là lần đầu tiên BCTC của VietCapital Bank "quên" đính kèm thuyết minh "bộ phận hợp thành của BCTC hợp nhất", mà đã từng xảy ra tại BCTC hợp nhất năm 2018.
Việc thiếu sót này sẽ là dấu hỏi đối với các nhà đầu tư, nhưng có một sự thật là vẫn đủ để ngân hàng đáp ứng được các yêu cầu về công bố thông tin.
Ngoài ra, ngay sau động thái lưu ký cổ phiếu BVB được công bố, trên thị trường đã xuất hiện những thông tin khiến câu chuyện xung quanh VietCapital Bank trở nên phức tạp hơn.
Cụ thể, tính đến cuối năm 2018, VietCapital Bank có tới 925 cổ đông, trong đó 911 cổ đông cá nhân nắm 78,16% cổ phần và 14 cổ đông tổ chức sở hữu 21,84% còn lại.
Đáng chú ý, có tới 77,56 triệu cổ phần, tương đương 26% vốn đang trong tình trạng bị phong toả, 41,7 triệu cổ phần (14% vốn) bị hạn chế chuyển nhượng, lượng cổ phần được chuyển nhượng tự do chỉ là 60%.
Bên cạnh đó, dù có tới hơn 900 cổ đông nhưng VietCapital Bank chỉ có 1 cổ đông lớn duy nhất là CTCP Đầu tư Khu đô thị mới Sài Gòn (Saigon NIC) với tỷ lệ nắm giữ là 13,6% (tương đương gần 40,87 triệu cổ phần).
Đặc biệt, lượng cổ phần này đang được Saigon NIC "cắm" tại Sacombank từ cuối năm 2012, chỉ sau gần một năm xuất hiện cái tên Saigon NIC tại các bản công bố của VietCapital Bank khi ngân hàng tiến hành tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.
Nhìn chung, việc các ngân hàng thực hiện kế hoạch niêm yết là đang đi đúng đường lối của các cơ quan chức năng cũng như sự kỳ vọng của giới đầu tư. Vấn đề là không thể vì giai đoạn "nước rút" mà quên đi sự minh bạch cần thiết, bởi điều này ảnh hưởng rất nhiều đến các quyết định đầu tư.
Linh Đan