Nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu
Nguồn cung cấp thực phẩm bị căng thẳng
Với việc giá lương thực tăng vọt, ngày càng có nhiều quốc gia sản xuất chủ lực hạn chế xuất khẩu để ổn định giá cả và bảo vệ thị trường nội địa.
Theo dữ liệu của David Laborde Debucquet và Abdullah Mamun tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI), các hạn chế trong năm 2022 đối với lương thực và các mặt hàng liên quan đến thực phẩm có thể ảnh hưởng tới 17% lượng calo được giao dịch trên toàn cầu. Kể từ xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine, hơn 20 quốc gia trên thế giới đã áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu thực phẩm, bao gồm giấy phép xuất khẩu và thuế cũng như các lệnh cấm hoàn toàn. Dữ liệu của IFPRI cho thấy hơn 2/3 trong số những hạn chế đó nhắm vào xuất khẩu ngũ cốc, chẳng hạn như lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch.
Các sản phẩm bị hạn chế hàng đầu theo tỷ lệ phần trăm nhập khẩu trên toàn thế giới
Vào cuối tháng 4, Indonesia đã cấm hầu hết việc xuất khẩu dầu cọ để bảo vệ nguồn cung dầu ăn trong nước. Lệnh cấm đã ngăn các nước trên thế giới có được nguồn cung dầu ăn từ nhà sản xuất lớn nhất này, để chế biến rất nhiều mặt hàng lương thực, từ bánh ngọt đến bơ thực vật.
Lệnh cấm xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ hồi tháng 5 đã giáng một đòn mạnh vào thị trường thế giới, khi đợt nắng nóng gay gắt ở nước này đã làm giảm sản lượng và giá nội địa đạt mức cao kỷ lục.
Lưu ý: Giá theo tấn. Giá tiền mặt tại các đầu mối bán buôn chính ở Ấn Độ - nước nhập khẩu dầu ăn lớn nhất thế giới. Dữ liệu tính từ ngày 19 tháng 5 năm 2022.
Nguồn: Refinitiv EikonRefinitiv Eikon
Tác động của các lệnh cấm xuất khẩu gần đây cũng ảnh hưởng đến thị trường năng lượng.
Ngũ cốc và dầu thực vật là những thành phần chính của nhiên liệu sinh học, nhu cầu về nhiên liệu sinh học đã tăng lên khi các quốc gia cố gắng tìm kiếm các chất thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Nhiên liệu sinh học đã trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với EU khi khối này nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu khí của Nga.
Theo số liệu của Tổ chức Kinh tế Liên minh châu Âu (OECD), châu Âu đang ở giữa cuộc khủng hoảng năng lượng - và phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ Nga tới 40% khí đốt và 27% dầu - sản xuất 34% lượng dầu diesel sinh học trên thế giới từ dầu thực vật.
Một công nhân đẩy xe cút kít chở những chùm quả tươi của cây cọ dầu trong quá trình thu hoạch tại một đồn điền trồng cọ ở Kuala Selangor, Malaysia. Ngày 26 tháng 4 năm 2022. REUTERS / Hasnoor Hussain
Kuala Selangor, Malaysia
Dầu cọ, loại dầu ăn được sử dụng rộng rãi nhất, cũng được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất dầu diesel sinh học.
“Các nước xuất khẩu và nhập khẩu cần có quyền ưu tiên của mình, đây là thời điểm để tạm thời xem xét lại ưu tiên lương thực so với nhiên liệu”, Tổng giám đốc Hội đồng Dầu cọ Malaysia Ahmad Parveez Ghulam Kadir cho biết.
Giá phân bón cao ngất trời khiến nông dân trên toàn thế giới giảm thu hoạch và sử dụng đất canh tác theo kế hoạch.
Theo Maximo Torero, nhà kinh tế trưởng của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, ở một số khía cạnh, cuộc khủng hoảng phân bón còn đáng lo ngại hơn vì nó có thể kìm hãm sản xuất lương thực ở các nước trên thế giới.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga, nước xuất khẩu lớn kali, amoniac, urê và các chất dinh dưỡng khác của đất, đã làm gián đoạn việc vận chuyển các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó trên toàn cầu. Năm ngoái, khi giá toàn cầu tăng cao do nhu cầu tăng mạnh và giá năng lượng lên cao, Trung Quốc đã áp đặt hạn chế xuất khẩu phân bón để bảo vệ nông dân của họ.
Nga và Trung Quốc đã xuất khẩu 28% lượng phân bón trên thế giới về giá trị thương mại từ năm 2016 đến năm 2020, theo dữ liệu của UN Comtrade.
Sự căng thẳng có thể được nhìn thấy ở cường quốc nông nghiệp Brazil, nơi người nông dân đang bón ít phân bón hơn cho ngô.
Domboshava, Zimbabwe
Boniface Mutize, người trồng ngô và đậu nành, cho biết anh đã bắt đầu tự làm phân bón bằng cách trộn phân bò hoặc phân gà với kẽm. Nhưng anh ấy nói rằng anh ấy cần amoni nitrat, chất không được sản xuất với số lượng lớn ở Zimbabwe.
"Nhiều nông dân sản xuất nhỏ sẽ không thể quay lại vào mùa tới để tự trồng lương thực."
Những người sống trong cảnh nghèo đói và ở các nước phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực có nhiều nguy cơ bị khủng hoảng lạm phát lương thực nhất.
Theo WFP, 811 triệu người đói kinh niên. 276 triệu người đang sống trên bờ vực của nạn đói và gần 49 triệu người sống ở 43 quốc gia trên bờ vực của nạn đói.
Nhiều người có thể giảm các bữa ăn và lượng calo họ tiêu thụ, và đặc biệt là những người bị buộc phải chi một phần lớn thu nhập cho thực phẩm có nguy cơ bị đẩy thêm vào cảnh nghèo đói để ngăn chặn nạn đói.
Báo cáo Toàn cầu về Khủng hoảng Lương thực năm 2022 ước tính khoảng 180 triệu người ở 41 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ rơi vào khủng hoảng lương thực trong năm nay do xung đột, thời tiết khắc nghiệt và các cú sốc kinh tế, bao gồm cả tác động của đại dịch COVID-19.
Những dự báo thảm khốc đó không tính đến tác động tiềm tàng của cuộc chiến ở Ukraine, nhưng báo cáo cảnh báo những hậu quả nghiêm trọng cũng có thể xảy ra ở cấp khu vực và toàn cầu từ cuộc xung đột.