Cooperatives | Thứ bảy, 12/11/2022 | 07:11 GMT+7
0 |

Giải pháp và định hướng đào tạo nghề cho đồng bào DTTS Trung du và miền núi phía Bắc

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đào tạo nghề được đánh giá là một hợp phần quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống đào tạo. Ở Việt Nam nói chung và khu vực đồng bào DTTS Trung du miền núi phía Bắc nói riêng, đào tạo nghề đang được đưa vào trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm giải quyết sự thiếu hụt lao động có kỹ năng tay nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. 

Ở Việt Nam, nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có nhân lực qua đào tạo nghề là một trong ba trụ cột tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế. Chất lượng nguồn nhân lực cũng là một trong ba khâu đột phá để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030.

Do vậy, việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề là đòi hỏi cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Xuất phát từ thực tế đó, trong những năm gần đây, đào tạo nghề ở Việt Nam đã được Nhà nước quan tâm đầu tư tài chính và nguồn lực thông qua việc ban hành các chính sách và đề án hỗ trợ.

Hiện nay, các chính sách đào tạo nghề cho thành viên, người lao động HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số được dù được Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập.

Thứ nhất, chính sách đào tạo nghề cho thành viên, người lao động khu vực HTX vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế, đặc biệt những nghiên cứu theo phương pháp tiếp cận liên ngành gắn đào tạo nghề với việc làm và các vấn đề kinh tế xã hội.

Thứ hai, chưa có các nghiên cứu kiểm định sự phù hợp của những kết luận khác nhau về tác động của thành viên, người lao động khu vực HTX qua đào tạo nghề, đến tiền lương thu nhập.

Thứ ba, thiếu các minh chứng thực nghiệm nghiên cứu định lượng về ảnh hưởng của lao động theo cấp đào tạo nghề đến tiền lương của thành viên, người lao động HTX. 

Trong khi đó, việc làm là vấn đề thiết yếu của phần đông dân số, không chỉ đem lại thu nhập mà còn đem lại nhiều lợi ích khác như giảm nghèo, cân bằng cuộc sống, góp phần tạo dựng những chuyển đổi tích cực trong xã hội. 

Chính vì vậy, nghiên cứu việc làm và đặc trưng về việc làm của người DTTS để từ đó có các giải pháp, bước đi phù hợp trong bối cảnh mới có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho người DTTS trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương.

Hiện nay, khái niệm dân tộc thiểu số được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc: “Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Khoản 3 Điều 4 khẳng định "Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng số dân của cả nước theo điều tra dân số quốc gia". Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có nhiều các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hình thức và nội dung đào tạo nghề cho thành viên, người lao động HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hình thức và nội dung đào tạo nghề cho thành viên, người lao động HTX vùng dân tộc thiểu số có thể được xác định theo trình độ, và theo thời gian.

Chính sách đào tạo nghề cho thành viên, người lao động HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bảng: Thống kê số lượng văn bản chính sách cấp trung ương ban hành về chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số còn hiệu lực năm 2022

Hiện nay, chính sách đào tạo nghề cho thành viên, người lao động ở các HTX vùng dân tộc thiểu số, căn cứ vào quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, cơ quan lập pháp xây dựng hệ thống văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho chính phủ ban hành chính sách đào tạo nghề cho thành viên, người lao động HTX vùng dân tộc thiểu số thông qua các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; chương trình phát triển công nghiệp, dịch vụ; chương trình phát triển kinh tế tập thể, HTX.

 Mặt khác, thông qua các nguồn lực hỗ trợ, sự lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia và thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, dự án tín dụng việc làm với lãi suất ưu đãi từ quỹ quốc gia về việc làm, đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, tạo việc làm cho thành viên, người lao động HTX vùng dân tộc thiểu số. Chính quyền trung ương, chính quyền địa phương cũng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện những chính sách đào tạo nghề cho thành viên, người lao động vùng dân tộc thiểu số.

Mục tiêu chính sách đào tạo nghề không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa cả về mặt xã hội. Đào tạo nghề cho thành viên, người lao động HTX vùng dân tộc thiểu số cũng đồng thời là tạo điều kiện kinh tế cho bộ phận dân cư trong vùng tiếp cận với những thành tựu của sự phát triển và nâng cao năng lực của họ, thích ứng dần với yêu cầu của xã hội.

Theo các chuyên gia lao động, để có các chính sách đào tạo nghề cho đồng bào DTTS trong khu vực KTTT, HTX, cần có các định hướng và mục tiêu đào tạo nghề cho thành viên, người lao động HTX vùng dân tộc thiểu số Trung du miền núi phía Bắc. Cụ thể:

Thứ nhất: gắn chặt đào tạo nghề với nhu cầu của thị trường lao động


Thứ hai: Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, cơ sở đào tạo và các HTX, cơ sở sản xuất trong việc đào tạo nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội, vị trí việc làm của HTX, cơ sở sản xuất và quy hoạch phát triển kinh tế của từng địa phương.


Thứ ba: Tăng cường hỗ trợ các HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực trung du miền núi phía Bắc.


Thứ tư: Nhà nước cần rà soát, sắp xếp lại các cơ sở đào tạo nghề theo hướng hiệu quả.


Thứ năm: Xã hội hóa hoạt động dạy nghề theo đó khuyến khích các HTX trực tiếp mở hoặc đầu tư vào các cơ sở dạy nghề hiện có nhằm thu hút thêm nguồn lực, công nghệ và trang thiết bị cho cơ sở dạy nghề.


Thứ sáu: Phát triển kinh tế tập thể, HTX từng bước trở thành động lực phát triển kinh tế của từng địa phương.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề cần được xã hội hóa hơn nữa, hoạt động đào tạo nghề cần được tăng cường theo hướng tập trung đào tạo nghề đối với các nhóm đối tượng nông dân nghèo, nhóm dân tộc thiểu số, nhóm ven đô thị, nhóm chuyên sản xuất cây thực phẩm, cây công nghiệp… gắn kết các HTX với các cơ sở đào tạo nghề, các địa phương cần có những chính sách đặc biệt khuyến khích mô hình này. 

Để đạt được điều này, mục tiêu đến năm 2025, 80% lao động vùng dân tộc thiểu số được đào tạo nghề từ sơ cấp trở lên, trong đó 95% lao động đến tuổi lao động được đào tạo nghề dưới các hình thức khác nhau.

Ngoài ra, xây dựng chiến lược đào tạo nghề ở địa phương, gắn các chương trình đào tạo nghề với các chương trình phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Ban hành các cơ chế lồng ghép việc thực hiện nội dung đào tạo nghề cho thành viên, người lao động HTX trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Có cơ chế thúc đẩy đào tạo nghề theo phương châm xã hội hóa với vai trò giám sát của Nhà nước. Coi trọng công tác hướng nghiệp và đào tạo nghề cho thành viên, người lao động HTX vùng dân tộc thiểu số gắn với quy hoạch phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Phát triển các HTX kiểu mới, HTX ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị. Vận dụng triển khai có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX. Nâng cao hiệu quả, năng lực điều hành, quản lý, tổ chức hoạt động của HTX. Phát triển mô hình HTX sản xuất theo chuỗi giá trị, kịp thời phổ biến nhân rộng các mô hình HTX điển hình, hoạt động có hiệu quả.

Cần tổ chức lồng ghép, huy động nguồn lực trong đào tạo nghề cho thành viên, người lao động dân tộc thiểu số một cách linh hoạt, phù hợp giữa các đề án, chương trình, giữa các chính sách khác nhau, các đối tượng đào tạo, các địa bàn

Có chính sách khuyến khích các HTX kết hợp đào tạo nghề và sử dụng người lao động vùng dân tộc thiểu số được học nghề vào làm việc tại HTX

Xây dựng cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho HTX có tiếp nhận người dân tộc thiểu số vào thực tập từ cơ sở dạy nghề như hỗ trợ chi phí về sử dụng máy móc, nguyên vật liệu… khuyến khích thực tập nghề trên dây chuyền sản xuất thực tế của HTX.

Tăng cường xã hội hoá để tăng đầu tư dạy nghề cho vùng dân tộc thiểu số ở các địa phương.

Nhà nước có cơ chế, chính sách mạnh để tăng cường huy động các nguồn vốn của người dân đầu tư và đóng góp cho phát triển nhân lực dân tộc thiểu số bằng các hình thức như trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở dạy nghề, góp vốn, hình thành các loại quỹ khuyến học của cộng đồng.

Tăng cường thu hút các nguồn vốn nước ngoài và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để đào tạo nghề cho thành viên, người lao động vùng dân tộc thiểu số.

Xây dựng chính sách ưu đãi và quản trị tốt hơn các cơ sở đào tạo nghề. Cần hoàn thiện chính sách ưu đãi về sử dụng đất đối với cơ sở dạy nghề. Thực hiện chính sách giảm thuế đối với HTX có liên kết với cơ sở dạy nghề.

Cần tiếp tục thể chế hóa trách nhiệm quản trị cho các cơ sở dạy nghề nhằm thúc đẩy phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề đảm bảo về số lượng, chất lượng.

Minh Thành

 

Tin khác

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

Đăng ký
Qui định
Quy định về đăng ký tài khoản và nội dung "Ý kiến của bạn" trên Vnbusiness

Hình đại diện và tên đăng ký ko phản cảm, ko có các thông tin bao gồm: link web, số điện thoại, email hoặc tên riêng..mang tính quảng cáo, thương mại cho cá nhân, tổ chức hoặc mang nội dung gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác.

Các hoạt động của User ko vi phạm pháp luật và các qui định của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Nội dung bình luận ko chia sẻ link, số điện thoại, email hoặc quảng cáo cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào

Nội dung bình luận không vi phạm đạo đức, pháp luật, thuần phong mỹ tục Việt Nam

Nội dung bình luận không vu cáo, bôi nhọ, miệt thị, xuyên tạc, gây hại cho tổ chức, cá nhân

Nội dung bình luận không chửi bới, thô tục

Khi phạm qui, tài khoản sẽ bị khóa tạm thời.

Thông báo

Đăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản

Quên mật khẩu