Ts. Lê Huy Khôi, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, cho biết điều này tại Hội thảo khoa học bàn về một số định hướng tái cơ cấu kinh tế Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), ngày 22/11.
Lợi lao động giá rẻ của Việt Nam có nguy cơ biến mất vì giá người máy giảm nhanh (Ảnh: Internet) |
Tham luận tại Hội thảo, bà Phan Thị Minh Hiền, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia, cho hay Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đánh giá CMCN 4.0 diễn ra làm cho một số nghề và lĩnh vực có nguy cơ bị robot thay thế, bao gồm các nghề: công nhân nhà máy, nhân viên thu ngân, lái xe taxi, nhân viên chăm sóc khách hàng, phi công...
Về tỷ lệ lao động trong một số ngành có nguy cơ bị robot thay thế, ILO cho biết, Việt Nam sẽ có khoảng 20-40% lao động có khả năng bị chuyển đổi sang các nghề khác, thất nghiệp hoặc thiếu việc làm trong tiến trình phát triển của cuộc CMCN 4.0.
Ước tính trong giai đoạn 2018-2015 sẽ có khoảng 8-16 triệu người lao động bị ảnh hưởng khi CN 4.0 được thực hiện thành công.
"Như vậy, yêu cầu của sự phát triển kinh tế càng đòi hỏi một nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng cao hơn, đây là thách thức lớn nhất của Việt Nam trong thời gian tới. Chúng ta sẽ phải làm gì để bù đắp sự thiếu hụt lao động có trình độ nghề và kỹ năng để đáp ứng được yêu cầu của kinh tế", bà Liên nhấn mạnh.
Ts. Lê Huy Khôi, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, cũng cho rằng ở Việt Nam, chi phí nhân công bằng khoảng 60% so với Trung Quốc, song lợi thế này có nguy cơ biến mất vì giá người máy giảm nhanh. Do vậy, chúng ta cần phải dự tính kịch bản mà các tập đoàn đa quốc gia hiện diện ở Việt Nam.
Theo các chuyên gia, lâu nay, Việt Nam vẫn coi trọng thu hút FDI ở các ngành nghề thâm dụng lao động ở những địa phương còn kém phát triển, ưu tiên công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu và triển khai, dịch vụ hiện đại, cơ sở hạ tầng... Sắp tới cần ưu tiên thu hút FDI một số ngành trên nền tảng CMCN 4.0.
Nhật Linh