Sau một năm CPTPP có hiệu lực, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên trong khối chưa đạt kỳ vọng (Ảnh minh họa: Internet) |
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt chưa tận dụng được lợi thế này. Chẳng hạn, sau hơn một năm Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên trong khối chưa đạt kỳ vọng.
Nguyên nhân là do khả năng liên kết, chia sẻ thông tin còn kém của các doanh nghiệp (DN) dẫn tới việc không thể cung cấp một lượng hàng lớn khi thị trường có nhu cầu.
Bên cạnh đó, DN nhỏ và vừa (DNNVV) hiểu biết chưa đầy đủ về thị trường các nước thành viên CPTPP, nhất là các thị trường như Canada, Mexico, đồn thời chưa đáp ứng được yêu cầu của Hiệp định. Ngoài ra, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP với nhiều điểm mới so với các FTA mà Việt Nam đã ký kết và tham gia khiến DNNVV sẽ phải mất thêm thời gian để tìm hiểu kỹ càng.
Trong đó, dệt may được đánh giá có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu (XK) nhờ hưởng ưu đãi thuế quan của CPTPP, song kim ngạch XK năm 2019 của ngành này chỉ đạt 39 tỷ USD, thấp hơn dự báo 1 tỷ USD. Trên thực tế, các mặt hàng XK sang các nước thành viên CPTPP chưa có quan hệ FTA (như Canada, Mexico) có mức tăng cao đã thiếu vắng một số mặt hàng chủ chốt của Việt Nam như dệt may, nông thủy sản…
Lý giải về con số XK của ngành dệt may sang các quốc gia thành viên CPTPP chưa được như kỳ vọng, Bộ Công Thương cho biết, do đặc thù của ngành dệt may vẫn phải nhập khẩu lượng nguyên phụ liệu quá lớn. Trong khi đó, muốn XK vào thị trường các nước thành viên CPTPP, DN phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ. Điều này khiến lĩnh vực dệt may gặp nhiều khó khăn khi hàng năm phải nhập gần 99% bông, 80% vải...
Huyền Anh