Có nhiều điểm đáng chú ý như sức mua lần đầu tiên giảm trong 4 năm trở lại đây, sản lượng hàng hóa và số lượng việc làm đều ghi nhận mức giảm nhanh nhất từ tháng 6/2013. Đơn hàng mới lần đầu tiên cũng tăng trưởng âm, tính từ tháng 11/2015, nguyên nhân là do xuất khẩu chậm lại.
Mặt khác, thiếu nguyên liệu sản xuất đầu vào cũng làm tăng gánh nặng chi phí sản xuất. Lạm phát tháng 2 thấp hơn một chút so với tháng 1.
Ngành sản xuất tháng 2 cũng ghi nhận lần đầu tiên giá hàng hóa giảm sâu 3 tháng và lòng tin của người tiêu dùng đạt mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây.
Covid-19 kéo PMI xuống dưới ngưỡng 50 điểm, mức thấp nhất trong 4 năm (Ảnh Internet) |
Ngoài ra, một số doanh nghiệp được khảo sát còn cho rằng, PMI tháng 2 của Việt Nam giảm điểm so với tháng 1 là do dòng thương mại và đầu tư từ Trung Quốc yếu đi, trong bối cảnh kinh doanh quốc tế đang tiềm ẩn nhiều rủi ro của dịch bệnh và chiến tranh thương mại.
Theo dự báo và phân tích của Trading Economics, PMI sẽ đạt 49 điểm trong quý I và ở mức 51 điểm cho cả năm nay. Về dài hạn, PMI của Việt Nam vẫn được duy trì ở ngưỡng 50,9 điểm vào năm 2021 và 50,1 điểm vào năm 2020.
Trước đó, tháng 1, đà tăng trưởng của ngành sản xuất của Việt Nam đã thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với tháng 12/2019, về mức 50,6 điểm. Việc giảm này bắt nguồn từ sản lượng đơn hàng giảm, sự phục hồi của đơn hàng mới có nhưng không nhiều, nhân công chỉ tăng nhẹ và những điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất có cải thiện nhưng còn khiêm tốn.
Công Trí