Đặc biệt, ông Hưng mong mỏi có nghị quyết mới thay thế Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về KTTT.
Ở địa phương, ông Hưng cho biết mong muốn nhất là đổi mới và hoàn thiện thể chế cơ chế chính sách về KTTT - đây là vấn đề quan trọng. Thông qua việc triển khai đánh giá kết quả thực hiện để rà soát chính sách từ Trung ương đến địa phương. Tổng kết xem khu vực HTX làm được cái gì, được cái gì, đặc biệt là vấn đề phát triển bền vững.
Trong thời gian tới, cơ hội phát triển HTX rất lớn, thách thức cũng rất nhiều. Về cơ hội, ông Hưng cho biết từ Trung ương đến địa phương đã quan tâm, định hướng tăng cường chỉ đạo phát triển KTTT, HTX. Thời gian qua, một loạt chính sách cụ thể đã được ban hành, tương đối đầy đủ, rất sát với thực tế. Tuy nhiên, vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện làm sao cho hiệu quả như Chương trình quốc gia nông thôn mới phải lồng ghép nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển HTX...
Bên cạnh đó, người dân đã quan tâm tới mô hình HTX. Mấy năm gần đây, HTX thành lập đúng bản chất hơn, nhiều người có trình độ đại học về quê hương thành lập HTX. Song vẫn có tình trạng càng xuống dưới càng không quan tâm tới phát triển HTX.
Ông Hưng đề nghị, Nhà nước cần quan tâm tới khu vực này và có chính sách thiết thực, đi vào cuộc sống và thực thi cả công tác chỉ đạo và bố trí nguồn lực để dễ thực hiện: "Chúng tôi mong muốn Nhà nước có cơ chế hỗ trợ cho HTX về vốn, đất đai... như cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp, không hỗ trợ trên giấy, chính sách cần tạo đột phá".
Bên cạnh đó, đẩy mạnh thành lập Trung tâm Xúc tiến thương mại - đây là đầu mối quan trọng phát triển HTX. Cùng với đó, ở địa phương làm sao phải có một tổ chức xúc tiến thương mại chung đứng ra liên kết, kết nối các HTX với nhau, bởi thực tế các HTX lâu nay vẫn tự đi tìm thị trường dù không đúng chuyên môn.
Lê Thúy