Thời gian qua, HTX Phú Cường đề xuất thành lập Liên hiệp HTX tiêu dùng Việt Nam nhằm liên doanh, liên kết tổ chức tiêu thụ hàng hóa sản phẩm do các HTX sản xuất. Liên hiệp HTX tiêu dùng Việt Nam có 2 việc chính: Xây dựng chuỗi quản lý đầu tư xây dựng chợ khắp các tỉnh thành; Xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn tại các chợ hoặc vị trí trung tâm của các xã, huyện, tỉnh.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Giám đốc HTX Phú Cường |
Hiện tại, bà Hương cho biết đã tính thành lập văn phòng, chi nhánh của Liên hiệp tại các tỉnh, thành phố, mỗi tỉnh, thành phố xây dựng 2-5 trung tâm như mô hình quản lý đầu tư xây dựng chợ của HTX Phú Cường, hiện có 10 tỉnh, thành phố, nhượng quyền thương hiệu chuỗi.
Trong quá trình đầu tư quản lý xây dựng chợ, bà Hương đề nghị các bộ ngành cùng phối hợp tháo gỡ khó khăn vướng mắc giúp các HTX. Cụ thể, xây dựng hệ thống chuỗi quản lý đầu tư xây dựng chợ đang được triển khai nhưng đang vướng mắc.
Một số tỉnh có quyết định chuyển đổi đất nhưng không ra văn bản, các tỉnh cũng không hề để tâm đến chợ. Trong khi đó, muốn xúc tiến thương mại một cách tốt nhất thì kênh tốt nhất vẫn là kênh chợ. Một số tỉnh có quy hoạch chợ nhưng không nhìn thấy tiềm năng chợ này có phát triển hay không, nên mở rộng thế nào. Xuống địa phương, hầu như quỹ đất của các chợ đều bị cho vào đấu giá.
Hệ thống Liên hiệp HTX tiêu dùng Việt nam phải có chợ chuyên doanh. "Đất nước phát triển mạnh ngành may, thiết bị phụ tùng ô tô..., tại sao không có chợ chuyên doanh về các ngành này?", bà Hương đặt vấn đề.
Đồng thời, việc trung chuyển kết nối hàng hóa cần phải liên kết, trung chuyển hàng hóa từ xây dựng chợ đầu mối ở các tỉnh thành, sau đó xây dựng trung tâm logistics. Sau này, hệ thống bán lẻ nước ngoài vẫn phụ thuộc vào chúng ta, người Việt làm chủ để xây dựng kênh bán lẻ, với từng xã, từng huyện, từng tỉnh đều có hệ thống chuỗi này bền chặt.
Theo bà Hương, hiện HTX cũng đang gặp khó khăn bởi một số chính sách của một số địa phương còn nhiều nhiêu khê, rườm rà, khó khăn. Có thủ tục đến 5 năm chưa xong, có quyết định thu hồi đất nhưng sau 2 năm vẫn chưa giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó, bà Hương cũng kiến nghị Bộ Công Thương cần quan tâm phát triển chợ phiên, chợ đêm bằng cách thay đổi chính sách (với chợ đêm không nên khống chế thời gian hoạt động).
Có thủ tục hành chính 5 năm vẫn chưa giải quyết xong
Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Giám đốc HTX Phú Cường Hà Nội,cho hay liên kết, kết nối vô cùng qua trọng để giúp các HTX, DN phát triển bền vững.
Thời gian qua, HTX Phú Cường đề xuất thành lập Liên hiệp HTX tiêu dùng Việt Nam nhằm liên doanh, liên kết tổ chức tiêu thụ hàng hóa sản phẩm do các HTX sản xuất. Liên hiệp HTX tiêu dùng Việt Nam có 2 việc chính: Xây dựng chuỗi quản lý đầu tư xây dựng chợ khắp các tỉnh thành; Xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn tại các chợ hoặc vị trí trung tâm của các xã, huyện, tỉnh.
Hiện tại, bà Hương cho biết đã tính thành lập văn phòng, chi nhánh của Liên hiệp tại các tỉnh thành phố, mỗi tỉnh thành xây dựng 2-5 trung tâm như mô hình quản lý đầu tư xây dựng chợ của HTX Phú Cường, hiện có 10 tỉnh thành phố, nhượng quyền thương hiệu chuỗi.
Trong quá trình đầu tư quản lý xây dựng chợ, bà Hương đề nghị các bộ ngành cùng phối hợp tháo gỡ khó khăn vướng mắc giúp các HTX. Cụ thể, xây dựng hệ thống chuỗi quản lý đầu tư xây dựng chợ đang được triển khai nhưng đang vướng mắc.
Một số tỉnh có quyết định chuyển đổi đất nhưng không ra văn bản, các tỉnh cũng không hề để tâm đến chợ. Trong khi đó, muốn xúc tiến thương mại một cách tốt nhất thì kênh tốt nhất vẫn là kênh chợ. Một số tỉnh có quy hoạch chợ nhưng không nhìn thấy tiềm năng chợ này có phát triển hay không nên mở rộng thế nào. Xuống địa phương, hầu như quỹ đất của các chợ đều bị cho vào đấu giá.
Hệ thống Liên hiệp HTX tiêu dùng Việt nam phải có chợ chuyên doanh. "Đất nước phát triển mạnh ngành may, thiết bị phụ tùng ô tô... tại sao không có chợ chuyên doanh về các ngành này", bà Hương đặt vấn đề.
Đồng thời, việc trung chuyển kết nối hàng hóa cần phải liên kết, trung chuyển hàng hóa từ xây dựng chợ đầu mối ở các tỉnh thành, sau đó xây dựng trung tâm logistics. Sau này hệ thống bán lẻ nước ngoài vẫn phụ thuộc vào chúng ta, người Việt làm chủ để xây dựng kênh bán lẻ, với từng xã, từng huyện, từng tỉnh đều có hệ thống chuỗi này bền chặt.
Theo bà Hương, hiện HTX cũng đang gặp khó khăn bởi một số chính sách của một số địa phương còn nhiều nhiêu khê, rườm rà, khó khăn. Có thủ tục đến 5 năm chưa xong, có quyết định thu hồi đất nhưng sau 2 năm vẫn chưa giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó, bà Hương cũng kiến nghị Bộ Công Thương cần quan tâm phát triển chợ phiên, chợ đêm bằng cách thay đổi chính sách (với chợ đêm đừng khống chế thời gian hoạt động).
Lê Thúy