Theo ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, cho dù kinh tế sụt giảm, nhưng tốc độ tăng trưởng 2,9% trong năm 2020 vẫn tạo ra đà nhất định cho sự tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2021 kết hợp với sự phục hồi của một số nền kinh tế châu Á.
Khu vực Đông Á dự kiến tăng trưởng 7,4% trong năm 2021. Khu vực Đông Nam Á, hầu hết các nền kinh tế sẽ chuyển từ phục hồi từ tăng trưởng âm trong năm 2020 và tăng trưởng dương ở tốc độ tương đối mạnh. Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực ở mức 6,7%.
Những đối tác kinh tế lớn của Việt Nam trong năm 2021 tăng trưởng tốt sẽ vẫn tạo điều kiện tốt cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đặc biệt sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc sẽ mang đến động lực tốt cho Việt Nam.
ADB: Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng kinh tế năm 2021 (Ảnh Int) |
Động lực tăng trưởng của Việt Nam năm 2021 bao gồm công nghiệp chế biến chế tạo, đầu tư - thương mại, xuất khẩu. Nhìn vào động lực tăng trưởng của năm 2021, sự phục hồi mạnh của các nước trong khu vực sẽ tăng lên đáng kể (không tính đến Ấn Độ và Trung Quốc) sẽ rõ ràng hơn dựa trên sự phục hồi của công nghiệp chế biến chế tạo.
Sự phục hồi của xuất khẩu sẽ rất mạnh. Do các nền kinh tế trong khu vực đều là những nền kinh tế xuất khẩu nên sự phục hồi của xuất khẩu sẽ kéo theo sự phục hồi của công nghiệp chế biến chế tạo.
Trong lĩnh vực tài chính, nhìn chung rủi ro thể hiện rất rõ ở việc nhu cầu của nhà đầu tư phục hồi trở lại. Thị trường trái phiếu chính phủ trong khu vực hoặc thị trường chứng khoán đã có tăng trưởng đáng kể. Lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục giữ ở mức ổn định (hiện đang ở mức 3,5-4% với kỳ hạn dưới 6 tháng). Tỷ giá hối đoái nhìn chung sẽ vẫn tiếp tục duy trì ổn định. Sức ép với tỷ giá hối đoái sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Chuyển đổi số giữ vai trò then chốt giúp Việt Nam thành nước thu nhập trung bình cao.Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2030, để làm được điều đó thì nền kinh tế phải hiệu quả hơn, chuyển đổi số là xu thế toàn cầu và đang được đẩy nhanh hơn trong thời gian qua.
Trước mắt, Việt Nam cần phải cân nhắc đến vai trò của ngân hàng thương mại trong cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp Việt Nam. Cần đến hỗ trợ của chính phủ để mở ra nguồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều hơn.
Vũ Trọng