Ngựa thồ gõ vó vào mây, con người cạy đá tìm nước… là những hình ảnh quen thuộc ở vùng cao núi đá Hà Giang. Sống giữa bốn bề núi non hiểm trở, thiếu nước và điều kiện canh tác vô cùng khắc nghiệt, nhưng người Mông từ bao đời nay vẫn kiên cường bám trụ, bằng đôi chân bình dị đạp lên vách đá tai mèo.
Phương tiện giao thông của người Mông
Chúng tôi tham quan chợ phiên Mèo Vạc, mới tinh mơ đã nghe tiếng bò kêu hòa cùng tiếng lọc cọc trên đường của những xe ngựa thồ hàng. Người Mông xúng xính áo quần thổ cẩm, nô nức từ các nẻo đường đổ về. Các bà mẹ địu con, mang theo những thứ sản vật của mình. Điểm nhấn ấn tượng ở phiên chợ vùng cao là những chảo thắng cố sôi sục.
Với đồng bào dân tộc, đặc biệt là người Mông, Thắng cố là món ăn không thể thiếu mỗi dịp xuống chợ. Nguyên liệu để nấu món Thắng cố là thịt ngựa, được xắt thành những miếng nhỏ, cho tất cả vào một chiếc chảo lớn cùng một chút hương liệu, rồi được bắc lên bếp củi đun sôi, hơi bốc lên nghi ngút, thơm nức mũi. Đàn ông, đàn bà ngồi quây quần bên chảo Thắng cố, từng bát, từng bát được múc ra, cùng rượu ngô thơm lừng... ai nấy đều hỉ hả cuộc vui bất tận.
Nét độc đáo ở các phiên chợ vùng cao núi đá Hà Giang còn ở những con ngựa thồ hàng, đưa người xuống chợ - hình ảnh rất đỗi quen thuộc, đã trở thành bản sắc văn hóa của người Mông. Các cặp vợ chồng người Mông đi chợ luôn có đôi. Nếu chồng quá chén, say rượu nằm ven đường, vợ ngồi đợi, dây ngựa buộc vào chân, một tay quạt, một tay che ô, mặc nắng, mặc mưa, đến khi chồng tỉnh mới về.
Ngựa thồ là con vật thân thiết với mỗi gia đình người Mông đã bao đời nay. Những năm gần đây, khi chiếc xe máy đã len lỏi lên vùng cao núi đá, nhưng ngựa vẫn được nhiều người Mông lựa chọn làm phương tiện đi lại.
Tha thẩn ở chợ, chúng tôi gặp Vương Minh Tuấn, người dân tộc Mông, đến từ xã Pả Vi, đang ngồi vắt vẻo trên lưng ngựa. Anh Tuấn khoe rằng trên thế giới nhiều nơi có ngựa, nhưng chỉ giống ngựa của người Mông mới quen leo trèo núi đá. Ngựa vùng Đồng Văn - Mèo Vạc có nhiều loại: ngựa thồ, ngựa đua, ngựa chiến. Người có kinh nghiệm khi chọn ngựa phải xem kỹ tính nết, bởi ngựa cũng có con dữ, con hiền, con biết nghe lời và có con bướng bỉnh…
Một chú ngựa chạy vài vòng quanh chân núi về mà không bị thở dốc mới được xem là có sức khỏe tốt. "Nếu là ngựa thồ tốt thì ngực phải nở, chân thẳng, đứng vững, móng dày, mũi khô, mắt trong, bờm dựng. Một con ngựa như vậy có thể thồ tới 300kg trên lưng, hoặc kéo cả tấn hàng lên dốc cũng vẫn không đổ mồ môi", Tuấn bật mí.
Bên cạnh ngựa thồ, vùng cao núi đá Hà Giang có loại ngựa đua rất quý: thân dài, mông to, bụng thon, ức nở, đi nước kiệu rất nhanh trên đường bằng, leo núi thiện nghệ, phi nhanh như cơn lốc. Trước kia, các vua Mèo ở Hà Giang thường tuyển những con ngựa tốt làm món đồ ngoại giao với các vua Mèo ở Bắc Hà (Lào Cai) và vua Thái Lai Châu.
Đua ngựa là một trong hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết của người Mông ở Mèo Vạc xưa. Bởi vậy từ năm 2013, Mèo Vạc đã phục dựng lại giải đua ngựa và từ đây sẽ tổ chức thường niên trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần lễ văn hóa, du lịch Chợ tình Khau Vai hàng năm. Đến xem hội đua ngựa Khau Vai, du khách vô cùng ấn tượng khi được chứng kiến các chàng trai chân đất, cùng những chú ngựa do chính họ nuôi dưỡng hàng ngày thồ lúa, thồ ngô… nhưng khi vào cuộc đua lại rất quyết liệt.
![]() |
Những chàng trai sơn cước rạp mình trên lưng ngựa, không có yên cương, cũng chẳng dùng bàn đạp chân, thứ duy nhất để điều khiển ngựa chính là dây cương làm từ thừng bện và một chiếc… mũ bảo hiểm đội trên đầu để đảm bảo an toàn. Có lẽ không có kỵ sĩ vùng nào, nước nào lại đua ngựa một cách đơn sơ và mộc mạc như thế.
Nâng chất giống ngựa của người Mông
Ở nơi địa thế hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, nên từ lâu ngựa trở thành thân thiết với từng gia đình người Mông, là "đầu cơ nghiệp" của họ. Ngựa của người Mông có đặc điểm là tầm vóc nhỏ, sinh sản kém, nhưng lại chịu đựng kham khổ rất tốt, chúng ăn cả những loại cỏ khô ít chất dinh dưỡng, nên rất dễ nuôi. Giống ngựa Mông rất "chịu thương chịu khó", thồ hàng tốt trên những đoạn đường dốc, gập ghềnh, chịu đi qua suối, leo đèo, chịu đi bất kể thời tiết nào.
Tuy khéo léo, giỏi leo trèo trên núi đá, nhưng tầm vóc ngựa Mông lại nhỏ, không chở nặng hàng được. Bởi vậy, nhiều năm qua, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi (thuộc Viện Chăn nuôi quốc gia) đa lai tạ othà nh cô ng giữ angự aCabardin với ngựa Mông, cho ra con lai chuyên kéo xe, thồ hàng rất hiệu quả.
Những ngày cuối năm 2013, chúng tôi đến thăm Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi, được ông Vũ Văn Ngoan, Trạm trưởng Trạm Nghiên cứu ngựa tại đây dẫn đi quanh khu chuồ ng trạ iđe chiê mngưỡng các giống ngựa quý. Dắt ra ra một con ngựa to lớn, chiều cao vai tới 1,6m (nếu tính từ trán xuống phải 2,4m), chiều dài thân 1,7m, ước lượng 500kg, ông Ngoan khoe: "Đâ yla giố ng Cabardin thuần chủng. Ngựa chiến thời xưa ở Trung Quốc, trong đó có ngựa Xích Thố mà Quan Vũ cưỡi cũng thuộc giống này đây". Năm 1964, Chính phủ cho nhập 8 ngựa Cabardin (5 đực và 3 cái) từ Liên Xô về nuôi thích nghi tại Bá Vân. Đến năm 2000, Bộ NN&PTNT cho nhập 3 ngựa Cabardin (1 đực và 2 cái) từ Hắc Long Giang - Trung Quốc về nữa. Từ nguồn gen quý đó, Trung tâm đã thực hiện đề tài khoa học công nghệ độc lập cấp Nhà nước: "Nghiên cứu chọn lọc và lai tạo giống ngựa địa phương với giống ngựa Cabardin phục vụ dân sinh và quốc phòng". Kết quả, đã tạo được dòng ngựa lai 25% má uCabardin va 75% má ungựa Mông, thích nghi nhất trong việc thồ hàng, kéo xe ở nước ta. Dòng ngựa lai này có chiều cao vây 123 - 128cm, dài thân 123 - 125cm, khối lượng 238 - 246 kg, sức kéo hàng 900 - 1.000 kg, thồ hàng 70 - 80kg.
"Ngựa Cabardin to khỏe hơn, nhưng ngựa Mông lại khéo léo hơn, bởi vậy ngựa lai phù hợp để kéo xe vận chuyển gạch, cát, xi măng. Giống ngựa lai này thích ứng rất tốt với điều kiện nuôi dưỡng, quản lý và sinh thái ở nước ta. Với đồng bào dân tộc Mông ở núi cao cần ngựa làm phương tiện đi lại hoặc thồ nông sản thu hoạch từ nương về nhà, thì họ mua ngựa đực này ve đe phố igiố ng vớ ingự abả nđịa tạo ra con lai chỉ còn 12,5% máu Cabardin", Ts. Ngoan chia sẻ.
Theo Ts. Ngoan, miền núi không bao giờ bỏ được ngựa, vì nhiều chỗ địa hình rất hiểm trở, không thể làm đường cho cho xe máy lên được. Những năm qua, xe máy đã được đồng bào miền núi mua sắm nhiều, nhưng thống kê cho thấy đàn ngựa không giả m. Đến nay đã có 20.000 con ngựa lai 25% máu Cabardin đang được người dân các tỉnh miền núi nuôi (chiếm 17,86% tổng đàn ngựa trong cả nước) phục vụ sản xuất và đời sống.
Chu Chương