Theo Liên minh HTX tỉnh, Hà Nam, năm 2018, tỉnh có 191 HTX (174 HTX nông nghiệp, 17 HTX phi nông nghiệp). Mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020, tỉnh có ít nhất 214 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp địa phương.
Tạo sức bật cho HTX
Thời gian qua, đào tạo nghề khu vực nông thôn luôn được tỉnh Hà Nam quan tâm, trong đó, việc nâng cao chất lượng các HTX, đặc biệt là các HTX nông nghiệp có vi trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cảu tỉnh.
Nhằm nâng cao chất lượng các HTX, Liên minh HTX tỉnh đã tích cực tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tăng cường sự hỗ trợ đối với phát triển kinh tế tập thể; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt các HTX; tạo điều kiện thu hút cán bộ trẻ để hỗ trợ việc áp dụng khoa học, công nghệ cho các HTX.
Trong khi nhiều HTX nông nghiệp thiếu cán bộ trẻ, có năng lực để hỗ trợ phát triển HTX thì HTX Dịch vụ nông nghiệp Kim Sơn (Kim Bảng) đã thu hút được cán bộ trẻ về làm việc. Đây là một trong những điển hình trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý HTX cũng như giải bài toán về nguồn nhân lực chất lượng để các HTX khác có thể học tập.
HTX Kim Sơn thành công với mô hình trồng dưa chuột xuất khẩu |
Giám đốc HTX, anh Vũ Huy Hoàng, cho biết tôi từng gắn bó với nghề nông nhưng chưa có kinh nghiệm quản lý HTX. Nhờ các buổi đào tạo nghề về phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa hay các khóa đào tạo về quản lý HTX, tôi đã tự tin hơn trong cả quản lý và sản xuất.
Không dừng lại ở đó, lao động nông thôn sau khi được địa phương định hướng nghề và tham gia các khóa đào tạo nghề phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hàng hóa có nhu cầu tham gia HTX đều được HTX hỗ trợ và ủng hộ.
Chính vì vậy, từng là HTX nông nghiệp gặp khó khăn do thiếu đất sản xuất, đầu ra không ổn định. Thành viên sản xuất chỉ mang tính “bình mới rượu cũ”, nhưng thông qua các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đến nay, các thành viên đã chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các thành viên HTX quan niệm, chỉ có sản xuất theo chuỗi, chú trọng chất lượng mới mang lại hiệu quả.
HTX chỉ tập trung phát triển 2 vụ lúa nên đời sống củ người dân gặp nhiều khó khăn. Từ khi được tỉnh hỗ trợ đưa cán bộ có trình độ về quản lý HTX, đến nay, tình hình hoạt động của HTX đã có những khởi sắc nhất định.
HTX đã quy hoạch vùng sản xuất dưa chuột hàng hóa xuất khẩu trên diện tích 10ha, tiến hành trồng theo quy trình VietGAP. Đồng thời HTX mở rộng sang trồng các loại cây rau màu khác như: bí đỏ, rau thực phẩm… được trồng trên 50% diện tích đất lúa trước đây.
Nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật và liên kết với doanh nghiệp hỗ trợ đầu vào và đầu ra nên hoạt động sản xuất của HTX đã được nâng cao, đời sống người dân cũng được cải thiện.
Hiện nay, tỉnh Hà Nam đã chú trọng đào tạo đội ngũ quản lý HTX cũng như đào tạo nghệ nông thôn để tăng việc làm và thu nhập cho các lao động thuộc khu vực nông thôn. Nhiều HTX đã hưởng lợi nhờ các lớp đào tạo nghề này như : HTXDVNN Thanh Lưu (Thanh Liêm) đã và đang thu hút được 1 phó giám đốc mới hơn 25 tuổi, có trình độ đại học. Hay HTX nông nghiệp Nhân Mỹ (Lý Nhân) đã lựa chọn được kế toán trẻ, đáp ứng được trình độ chuyên môn.
Bà Trần Thị Hòa, Giám đốc HTX nông nghiệp Nhân Mỹ cho biết, bà và 2 người nữa trong ban giám đốc HTX đã lớn tuổi nên nhiều việc cũng chậm hơn lớp trẻ, đặc biệt là ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao hay công nghệ thông tin vào việc làm sổ sách. Từ khi có kế toán trẻ ,được đào tạo bài bản, HTX không còn vướng cảnh số sách cồng kềnh như trước đây.
Từng bước trẻ hóa cán bộ
Hiện nay, Hà Nam còn chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo quản lý HTX thông qua chương trình đào tạo nghề nông thôn nhằm sử dụng nguồn nhân lực tại các địa phương phục vụ phát triển kinh tế tập thể hiệu quả.
Hiện nay, phần lớn các cán bộ quản lý tại HTX chưa có kỹ năng và chưa được đào tạo bài bản nên gây khó khăn cho phát triển HTX cũng như phát triển kinh tế nông thôn. Chính vì vậy, tại các lớp đào tạo nghề nông thôn, các học viên được truyền đạt các nội dung quan trọng như: kỹ năng làm việc mô hình HTX kiểu mới, thu hút lao động tham gia HTX; các chính sách về xúc tiến thương mại; tự do hóa thương mại đối với lĩnh vực hàng hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao hiệu quả thực thi các quy định liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Các HTX đang thu hút cán bộ trẻ về làm việc |
Theo Liên minh HTX tỉnh, việc chú trọng đào tạo cán bộ HTX là một trong những mục tiêu trong đào tạo nghề nông thôn ccaur tỉnh. Đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng để tỉnh phấn đấu hàng năm, mỗi huyện, thành phố xây dựng 6-11 mô hình sản xuất nông sản sạch (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) tham gia liên kết chuỗi với các cơ sở, doanh nghiệp và đến năm 2020 có 50 HTX hoạt động theo chuỗi giá trị liên kết sản xuất nông sản sạch.
Huyền Trang