Một trong những lý do khiến phân khúc này khởi sắc trong thời gian gần đây là tiến độ giải ngân và gói hỗ trợ 2% lãi vay thương mại trong chương trình phục hồi kinh tế - xã hội 2022 – 2023 bắt đầu có tác dụng.
Khởi công hàng loạt nhà ở xã hội
Được biết, để triển khai chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, thời gian qua Bộ Xây dựng đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính lập tổ công tác liên ngành, làm việc với 7 địa phương Hà Nội, TP.HCM, Thái Nguyên, Hà Nam, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương để thúc đẩy triển khai chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng chung cư cũ.
Mua được căn nhà giá rẻ để ổn định cuộc sống là nhu cầu của hàng triệu công nhân lao động ở các thành phố lớn. |
Tiếp đó, vào cuối tháng 3, ông Nguyễn Thanh Nghị tiếp tục tham gia lễ khởi công xây dựng Khu nhà ở công nhân và chuyên gia KCN Đông Mai tại phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Đây là một trong những dự án nhà ở cho người động trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh. Vị trí Khu nhà ở công nhân và chuyên gia KCN Đông Mai nằm ở vị trí đẹp nhất, đắc địa nhất, tại địa bàn trung tâm phát triển của thị xã Quảng Yên với cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.Đơn cử, đầu tháng 2, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã tham gia lễ khởi công xây dựng 2.000 căn hộ - Dự án khu nhà ở công nhân tại Khu công nghiệp Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh). Dự án do Tổng công ty Viglacera (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư, phục vụ cho khoảng 10.000 người lao động là công nhân và chuyên gia Khu công nghiệp Yên Phong.
Dự án có tổng diện tích 9,12ha, quy mô 5 tòa nhà 6 tầng gồm 1.000 căn hộ, đáp ứng được chỗ ở cho khoảng 5.500 người. Mỗi căn hộ có diện tích từ 26-67m2, được bố trí từ 1 đến 3 phòng ngủ. Giá bán trung bình từ 7 triệu đồng/m2, giá trị một căn hộ từ 185-476 triệu đồng. Đây là mức giá phù hợp với thu nhập của công nhân lao động.
Tại tỉnh Bình Dương, giữa tháng 3, Tổng công ty Becamex IDC cũng đã khởi động xây dựng hàng loạt dự án nhà ở xã hội ở những khu vực đông công nhân lao động như thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên, huyện Bàu Bàng…
Dự kiến trong giai đoạn từ nay đến 2023, Becamex IDC sẽ đầu tư khoảng 9.500 tỉ đồng để xây dựng khoảng 20.000 căn nhà ở xã hội tại các khu VietSing, TP Thuận An, khu Định Hòa, TP Thủ Dầu Một, khu Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, khu Bàu Bàng, huyện Bàu Bàng.
Đó chỉ là 3 trong số hàng chục dự án xây nhà giá rẻ cho công nhân được triển khai trên cơ sở gói vay ưu đãi 15.000 tỉ đồng và gói hỗ trợ 2% lãi vay thương mại trong chương trình phục hồi kinh tế - xã hội 2022 – 2023.
Đây được xem là cú huých mạnh vào phân khúc nhà giá rẻ vốn một thời gian dài được nhắc tới như là một giải pháp giải quyết “nơi ăn, chốn ở” cho người lao động trên khắp cả nước. Tuy nhiên, do nhiều lý do mà các dự án được thiết kế xong nhưng không thể triển khai hoặc triển khai nhưng chậm. Điều này đã khiến cho nhà giá rẻ thời gian qua đã không còn rẻ như đúng tên gọi của nó.
Tạo quỹ đất giá rẻ để doanh nghiệp phát triển dự án
Ðể đáp ứng nhu cầu về nhà ở, gần đây các địa phương đã chủ động xây dựng các kế hoạch xây nhà giá rẻ cho người lao động. Đơn cử, TP HCM đưa ra kế hoạch phát triển 1 triệu căn nhà giá rẻ cho công nhân từ nay đến năm 2025. Ðể giải quyết bài toán này, Sở Xây dựng TP HCM đã trình kế hoạch với nhiều giải pháp. Trong đó, đặc biệt tổng rà soát toàn bộ các khu đất trống, khu đất hoạt động không hiệu quả và đề xuất thu hồi hoặc chuyển mục đích làm nhà ở xã hội.
Người lao động mong muốn được hỗ trợ hơn nữa các chính sách mua nhà giá rẻ để giấc mơ "an cư lập nghiệp" được thành hiện thực. |
Một trong những dự án nhà ở xã hội được nhiều người cho là dự án “vô tiền khoáng hậu” đến thời điểm này ở phân khúc nhà giá rẻ là dự án của Công ty TNHH Hoà Bình (Hoà Bình Group) vừa khởi động, với mức giá rẻ nhưng nhà chất lượng cao được chủ đầu tư “mạnh tay” đầu tư kỳ vọng sẽ thu hút người lao động ở Hà Nội và TP. HCM mua.Theo Sở xây dựng Hà Nội, nửa đầu năm 2022, hàng loạt dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư và mở bán. Cụ thể, tại huyện Hoài Đức, Tổng Công ty HUD chuẩn bị làm dự án nhà ở xã hội Vân Canh với tổng diện tích sàn hơn 53.000 m2, 463 căn hộ; tại phường Thượng Thanh (quận Long Biên), liên doanh Công ty BIC và Him Lam cũng đang triển khai xây dựng hạ tầng của 3 tòa (CT1, CT2, CT3) cao 22 tầng với khoảng 1.900 căn hộ.
Ông Nguyễn Hữu Đường - Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Bình cho biết, nhà ở xã hội do Công ty xây dựng sẽ tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chí vĩnh cửu, cụ thể: căn hộ không có cột, tường vách xây bằng bê tông cốt thép cách âm, cách nhiệt, sử dụng thang máy Mitsubishi, thiết bị vệ sinh toto, kết cấu chịu đựng được động đất cấp 8, sử dụng gạch không nung, tiêu thụ năng lượng chỉ bằng 20% so với các dự án nhà ở thương mại khác, thân thiện với môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy theo tiêu chuẩn cao cấp nhất, có diện tích cho nhà trẻ, chỗ để xe, diện tích công cộng theo quy định…
Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng mạnh tay đầu tư như doanh nghiệp của ông Đường. Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Lê Thành nói rằng, mỗi dự án thực hiện mất ít nhất 5 năm, trong khi dự án xây dựng nhà ở xã hội lợi nhuận chỉ được phép dưới 15%. Thời gian dài, lợi nhuận thấp khiến việc sinh lời của doanh nghiệp thấp và mất nhiều cơ hội kinh doanh. "Ðể doanh nghiệp mặn mà với nhà ở xã hội, nhà nước cần ưu đãi cho doanh nghiệp vay vốn và tạo điều kiện rút ngắn thủ tục hơn nữa" - ông Nghĩa nói.
TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao của Savills Việt Nam cho rằng việc các địa phương đưa ra kế hoạch xây dựng nhà ở giá rẻ là rất tốt nhưng cũng còn nhiều thử thách. Đơn cử, một triệu căn nhà giá rẻ của TP. HCM là một chỉ tiêu thực sự thử thách. Thử thách nằm ở hai biến số: Quỹ đất và thủ tục pháp lý. Theo ông, quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội hay nhà giá thấp ở TPHCM không thiếu nhưng điều quan trọng là làm thế nào có được quỹ đất giá rẻ để doanh nghiệp phát triển dự án. “Nếu doanh nghiệp tự đi “làm đất” (tức là đi mua đất, làm các thủ tục đất để giao lại thành phố, thành phố giao ngược lại cho dự án) thì giá đất rất cao. Cách làm đó tốn nhiều thời gian, không thể làm được. Do đó, nếu Chính phủ hoặc chính quyền thành phố có được một quỹ đất giao luôn cho doanh nghiệp để triển khai dự án thì điều này mới khả thi”, TS Sử Ngọc Khương đề xuất.
Dù vẫn còn những khó khăn đối với việc triển khai phân khúc nhà giá rẻ, nhưng rõ ràng việc chỉ trong 3 tháng đầu năm nay hàng loạt dự án đi vào xây dựng cho thấy tiềm năng cho phân khúc này vẫn thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, với những động thái mạnh mẽ từ Bộ Xây dựng, các bộ ngành, địa phương… nhà ở xã hội sẽ phát huy được sự kỳ vọng của xã hội, đó là giải quyết được nhiều “nơi ăn, chốn ở” với giá hợp lý cho người lao động trong thời gian tới.
Đức Anh