Xu hướng tất yếu của đô thị đa cực
Quỹ đất eo hẹp, chi phí cao, thiếu không gian xanh, chất lượng sống giảm sút... đó chỉ là vài gạch đầu dòng cơ bản để giải mã lý do khu trung tâm nội đô (urban) không còn là lựa chọn hàng đầu của "nơi đi chốn về". Ngày nay, người dân đã có xu hướng chuyển sang sinh sống ở khu trung tâm lân cận (suburban) thông thoáng và có môi trường sống trong lành hơn. Hai yếu tố quan trọng "vị trí" và "giá cả" dần được thay thế bằng "tính kết nối" và "tiện ích đồng bộ, vốn không còn xa lạ với các nước phát triển khác trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản,…
Sinh sống tại các đô thị trung tâm lân cận, việc di chuyển vào các trung tâm kinh tế trong bán kính 45 - 60 phút thông qua hệ thống giao thông công cộng, phương tiện cá nhân để làm việc đã trở thành thông lệ thường thấy. Trong khi đó, các khu vực lõi như Shibuya, Manhattan,… chỉ là trung tâm văn hóa – giải trí, điểm tham quan của khách du lịch.
1 tiếng di chuyển bằng tàu điện ngầm từ nhà ở tỉnh Chiba, Saitama đến văn phòng ở Tokyo là câu chuyện quen thuộc hàng ngày của người dân Nhật Bản. |
Thêm tiện ích, tăng kết nối
Tại Hà Nội, mô hình phát triển các siêu đô thị này tạo nên các khu vực trung tâm mới cũng đang là xu hướng phát triển. Hiện nay, thành phố ngày càng mở rộng về các cực Đông – Tây, với sự trợ lực của các Đại đô thị nén có quy hoạch đầy đủ các chức năng, thuận tiện cho đời sống của cư dân.
Ra mắt thị trường năm 2018, Vinhomes Ocean Park là dự án tiên phong trong mô hình Đại đô thị, giúp tái thiết chất lượng sống tại khu vực bờ Đông sông Hồng, góp phần mở đường trong việc hình thành trung tâm mới tại đây. Đại đô thị này sở hữu đầy đủ hai yếu tố quan trọng nhất của mô hình Đô thị 15 phút của tương lai, đó là kết nối và tiện ích.
Vinhomes Ocean Park tái thiết chất lượng sống tại khu vực bờ Đông sông Hồng, góp phần mở đường trong việc hình thành trung tâm mới tại đây |
Hàng loạt cây cầu mới bắc qua sông Hồng và sông Đuống, nhiều tuyến đường lớn, nút giao như: nút giao Cổ Linh, cầu Vĩnh Tuy 2 mở rộng,… giúp cư dân nhanh chóng kết nối với các khu vực lân cận. Việc di chuyển vào khu vực Hoàn Kiếm, sân bay hay liên tỉnh đều rất thuận tiện nhờ hạ tầng thông thoáng, ít chịu áp lực ách tắc giao thông như tại các khu vực lõi. Bên cạnh phương tiện di chuyển hiện hữu xe máy, ô tô, người dân ở khu vực này cũng chuẩn bị đón đầu xu hướng sử dụng phương tiện giao thông hiện đại metro với ga số 8 đặt ngay tại Đại dự án Vinhomes Ocean Park.
Hạ tầng giao thông liên tiếp được đầu tư để rút ngắn thời gian di chuyển cho cư dân Vinhomes Ocean Park. Trong năm 2021, đường gom huyện Gia Lâm và đoạn đấu nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng vào Khu đô thị, cầu vượt đường gom song hành qua trục đường Lý Thánh Tông (Đông Dư – Dương Xá cũ) dự kiến sẽ được triển khai |
Trong bán kính 15 phút quanh không gian sống, cư dân tại đây có thể được đáp ứng nhu cầu rèn luyện, nâng cao sức khỏe hàng ngày tại hệ thống hàng trăm sân thể thao, sân chơi trẻ em và thảm cỏ dưỡng sinh khắp khu đô thị. Vào cuối tuần, khu shophouse phục vụ nhu cầu mua sắm, ăn uống, công viên BBQ với hơn 100 điểm nướng… sẽ là lựa chọn lý tưởng để gia đình, bạn bè hội ngộ.
Bên cạnh đó, tòa văn phòng tiêu chuẩn Top 10 tòa nhà thông minh nhất thế giới TechnoPark Tower, hệ thống y tế, giáo dục đồng bộ với trường liên cấp Vinschool và VinUni cũng hoàn thiện mô hình 3 trong 1 “sống – làm việc – nghỉ dưỡng” tại đại dự án này.
Tại Vinhomes Ocean Park, cư dân có thể trải nghiệm 3 trong 1 sống – làm việc – nghỉ dưỡng với tiên ích đầy đủ của một thành phố biển rộng tới 420ha (gấp 2 lần công quốc Monaco tại Châu Âu) |
Có thể thấy, những sản phẩm bất động sản thuộc đại đô thị như Vinhomes Ocean Park đang mang đến lựa chọn mới cho khách hàng hiện đại muốn nâng tầm cuộc sống. Không chỉ vậy, sự hình thành của các đại đô thị như Vinhomes Ocean Park sẽ góp phần thực hiện kế hoạch giãn dân khu vực nội đô, giải quyết các bất cập trong hạ tầng kỹ thuật, xã hội. Vinhomes Ocean Park sẽ là nhân tố quan trọng hiện thực mục tiêu đa tâm hóa, đưa Hà Nội trở thành một siêu đô thị trong tầm nhìn năm 2025.
H.C