Trong khi đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, hệ thống điện hầu như không có dự phòng về nguồn điện, tình hình thủy văn nước về các hồ thủy điện kém và nguồn cung nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện giảm so với kế hoạch...
Hệ thống điện hầu như không có dự phòng về nguồn điện |
Cụ thể, tháng 6/2020, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 22,01 tỷ kWh, tăng 1,26% so với tháng 6/2019. Sản lượng điện sản xuất bình quân đạt 733,8 triệu kWh/ngày, tăng 10,54% so với tháng 5/2020, trong đó sản lượng ngày lớn nhất đạt 792,9 triệu kWh (ngày 9/6), công suất phụ tải lớn nhất đạt 38.617MW (ngày 24/6).
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 119,42 tỷ kWh, tăng 1,74% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, EVN đã tiếp nhận gần 4,35 triệu yêu cầu dịch vụ điện, trong đó tỷ lệ giao dịch theo phương thức điện tử đạt 61,17%.
Về hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, tính đến hết 30/6/2020, EVN đã giảm giá, giảm tiền điện cho 26,79 triệu khách hàng với tổng số tiền giảm là 6.800,23 tỷ đồng.
Theo EVN, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch trong 6 tháng cuối năm 2020 của Tập đoàn dự báo sẽ đối mặt với nhiều khó khăn.
Trong đó, nhu cầu điện dự báo tiếp tục tăng trưởng cao, trong khi hệ thống điện hầu như không có dự phòng nguồn điện. Mực nước các hồ thủy điện đang ở mức thấp, đặc biệt các hồ thủy điện lớn trên dòng sông Đà vẫn đang ở mức thấp.
Đại dịch COVID-19 trên thế giới tiếp tục có diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến giá nhiên liệu và thị trường tài chính thu xếp vốn, việc nhập khẩu vật tư thiết bị và chuyên gia kỹ thuật, công tác đầu tư xây dựng tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Thy Lê