Giờ đây, những người gửi tiết kiệm ở Hoa Kỳ đã nhận thấy rằng họ có thể kiếm được tiền lãi tốt hơn nhiều ở nơi khác, họ đang rút tiền từ tài khoản ngân hàng của mình. Năm nay, tài sản nắm giữ trong các quỹ thị trường tiền tệ đã tăng khoảng 530 tỷ đô la lên 5,3 nghìn tỷ đô la khi tiền gửi ngân hàng giảm.
![]() |
Minh họa: George Wylesol |
Đây là điều mới mẻ ở Hoa Kỳ - kết quả của việc Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3 năm 2022 sau khi giữ lãi suất gần bằng 0 trong hơn một thập kỷ. Nhưng các ngân hàng Trung Quốc từ lâu đã phải vật lộn với vấn đề này. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã duy trì lãi suất tiền gửi chuẩn ở mức thấp giả tạo 1,5% kể từ năm 2015, mở ra cơ hội cho các sản phẩm quản lý tài sản đưa ra mức lãi suất cao hơn để thu hút người gửi tiết kiệm. Vào năm 2017, công ty fintech Ant Group, một công ty con của Alibaba Group Holding đã thành lập một kho lưu trữ, để có được số tiền mặt còn lại từ tiêu dùng trực tuyến, đã trở thành quỹ thị trường tiền tệ lớn nhất thế giới với tài sản trị giá 270 tỷ đô la Mỹ.
Bất chấp những thách thức, các ngân hàng Trung Quốc vẫn không bị thiếu vốn. Điều này là do người tiêu dùng đã học được qua trải nghiệm "xương máu" rằng các loại hình đầu tư khác có vẻ an toàn có thể phản tác dụng.
Vào cuối năm 2022, chính phủ Bắc Kinh tuyên bố nới lỏng chính sách Zero Covid nghiêm ngặt và cam kết ổn định thị trường bất động sản đang bị vùi dập bởi tình trạng vỡ nợ của các nhà phát triển và giá nhà giảm. Điều đó đã dẫn đến những kỳ vọng về sự bùng nổ tăng trưởng và lợi suất trái phiếu tăng vọt. Nhiều sản phẩm quản lý tài sản đầu tư vào chứng khoán chính phủ chất lượng cao và nợ doanh nghiệp đã báo cáo khoản lỗ lớn trên các giấy tờ mà họ nắm giữ. Đến tháng 12, hơn 1/5 sản phẩm quản lý tài sản đã "thủng túi", báo cáo tài sản có giá trị thấp hơn mệnh giá.
Những người gửi tiết kiệm Trung Quốc bỏ chạy. Họ có thể nhận được lãi suất 1,5% cho khoản tiền gửi cố định 1 năm tại ngân hàng, không hào phóng nhưng tốt hơn là mất tiền. Tiền gửi có kỳ hạn hiện chiếm 70% tiền gửi hộ gia đình, tăng 5 điểm phần trăm so với mức trước đại dịch.
Rất khó có khả năng các quỹ thị trường tiền tệ ở Mỹ sẽ bị sụp đổ. Không có quỹ thị trường tiền tệ nào của Hoa Kỳ phá vỡ đồng đô la kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những thay đổi về quy định diễn ra sau đó đã buộc nhiều quỹ đầu tư vào thương phiếu rủi ro hơn phải bỏ tiền vào chứng khoán chính phủ. Các quỹ thị trường tiền tệ của chính phủ hiện chiếm 78% tài sản của ngành, tăng từ mức chỉ 1/3 vào năm 2014.
Tuy nhiên, vẫn còn những kẽ hở, trong đó có cuộc khủng hoảng trần nợ, có thể dẫn đến tình trạng vỡ nợ của chính phủ. Các quỹ thị trường tiền tệ không được hỗ trợ bởi Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) và các công ty quỹ đã tăng phí quản lý trong những tháng gần đây. Trong khi đó, các ngân hàng đang đẩy mạnh dịch vụ của họ, tuy nhiên một cách miễn cưỡng và chậm chạp. Vì vậy, một khi người tiêu dùng Hoa Kỳ tính đến tất cả các yếu tố này, họ có thể bắt chước người Trung Quốc và quay trở lại ngân hàng của họ.
Trung Việt (Theo Bloomberg)