Trong bản báo cáo vĩ mô chuyên đề tháng 9, CTCK Rồng Việt (VDSC) cho rằng lạm phát bình quân cả năm nay có thể sẽ chỉ tiệm cận mà không vượt quá mức mục tiêu 4% mà Chính phủ đã đề ra.
Trong tháng 8, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng đã tăng xấp xỉ 0,5% lên 23.451 (ngày 31/8), cao hơn một chút so với mức đỉnh thiết lập vào ngày 20/7. Diễn biến này gắn liền với việc chỉ số đồng USD tiếp tục tăng thêm 2,6% và đồng NDT mất giá ghi nhận mức giá mạnh 2,2% trong tháng.
Trong tháng qua, việc điều tiết cung tiền qua thị trường mở tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sử dụng nhằm giảm bớt áp lực lên tỷ giá. Đến cuối tháng, lãi suất cho vay qua đêm đối với tiền đồng đã được kéo lên trên 4% và chênh lệch lãi suất VND và USD ở mức 2 điểm %, đổi lại chi phí ổn định tỷ giá cũng gia tăng, lãi suất phát hành tín phiếu NHNN kỳ hạn 14 ngày tăng từ mức 2,6%/năm vào đầu tháng lên 4,0%/năm.
Dự báo từ nay tới cuối năm diễn biến tỷ giá sẽ biến động ở mức 2-2,5%, tức là chỉ xoay quanh mức như hiện nay. |
Đồng thời, NHNN cũng đã bán một lượng ngoại tệ tương đối lớn trong tháng 8, cho thấy nhu cầu USD trong hệ thống vẫn cao dù xuất siêu tăng.
Theo các chuyên gia VDSC, kỳ tăng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong cuộc họp tháng 9/2022 sẽ là phép thử quan trọng nhưng những thông điệp Fed đưa ra trong Hội nghị Jackson Hole diễn ra vào cuối tháng 8, khiến thị trường đẩy cao kỳ vọng về mức tăng lãi suất 75 điểm cơ bản của Fed trước thềm cuộc họp tháng 9. Xác suất nâng lãi suất 75 điểm cơ bản tăng từ 64% trước khi Hội nghị Jackson Hole diễn ra lên 75% sau đó.
Tuy nhiên, điều thú vị là sau khi dữ liệu việc làm tháng 8 của Mỹ được công bố với tỷ lệ thất nghiệp tăng, số việc làm mới giảm dù lạm phát tiền lương vẫn duy trì ở mức cao thì xác suất nâng lãi suất 75 điểm cơ bản giảm chỉ còn 58%.
Từ nay đến ngày 21/9, số liệu lạm phát tháng 8 (công bố ngày 13/9) sẽ ảnh hưởng đến triển vọng nâng lãi suất của Fed. Lạm phát tháng 8 nhiều khả năng sẽ diễn biến phù hợp với kỳ vọng, tức giảm nhẹ so với mức tăng 8,5% của tháng 7.
Nếu nhìn xa hơn việc đoán định sự kiện trong ngắn hạn, VDSC cho rằng kịch bản nâng lãi suất từ nay đến cuối năm khoảng 125 điểm cơ bản là phù hợp, biến động nằm ở trong tốc độ các bước tăng, hoặc là (75-25-25) điểm cơ bản hoặc là (50-50-25) điểm cơ bản. Do đó, VDSC kỳ vọng áp lực lên tỷ giá sẽ giảm bớt sau kỳ họp tháng 9 nếu không có yếu tố bất ngờ từ lạm phát.
Theo dõi của VnBusiness trong tháng 8, trước biến động của đồng USD, Ngân hàng Nhà nước đã nâng giá bán USD, đồng thời mở rộng quy mô bơm tiền qua thị trường mở (OMO), đã giúp hạ nhiệt tỷ giá USD/VND.
Đến cuối tháng, lãi suất cho vay qua đêm đối với tiền đồng đã được kéo lên trên 4% và chênh lệch lãi suất VND và USD ở mức 2 điểm %, đổi lại chi phí ổn định tỷ giá cũng gia tăng, lãi suất phát hành tín phiếu NHNN kỳ hạn 14 ngày tăng từ mức 2,6%/năm vào đầu tháng lên 4,0%/năm.
Đồng thời, NHNN cũng đã bán một lượng ngoại tệ tương đối lớn trong tháng 8, cho thấy nhu cầu USD trong hệ thống vẫn cao dù xuất siêu tăng.
Tuy nhiên, bước sang tháng 9, tỷ giá USD/VND giao ngay trên thị trường bất ngờ tăng vọt. Điển hình trong ngày 7/9, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng ghi nhận vượt mốc 23.600 VND/USD
Trước những căng thẳng trên, chiều 7/9, NHNN đã quyết định tăng mạnh giá bán ra USD, từ 23.400 VND/USD lên tới 23.700 VND/USD, và bỏ trống giá mua vào. Cùng với động thái mở rộng quy mô bơm tiền qua thị trường mở (OMO), tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng đều đã hạ nhiệt rõ rệt.
Cập nhật đến ngày 12/9, tỷ giá trung tâm tiếp tục giảm 10 đồng so với chốt phiên cuối tuần trước, xuống chỉ còn 23.253 VND/USD.
Các chuyên gia cho rằng, từ nay tới cuối năm diễn biến tỷ giá sẽ biến động ở mức 2-2,5%, tức là chỉ xoay quanh mức như hiện nay nhờ vào các yếu tố như: lạm phát đang được cơ quan quản lý điều hành theo mục tiêu, dự báo nhiều khả năng lạm phát năm nay sẽ ở mức 3,8-4,2%. Bên cạnh đó, dự trữ ngoại hối khá lớn, dòng vốn FDI giải ngân mạnh, kiều hối tăng, cán cân thương mại thặng dư... diễn biến tỷ giá trong tầm kiểm soát của NHNN.
Thanh Hoa