Đây là thông tin được ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước (KBNN) công bố tại buổi Họp báo chuyên đề: "Kết quả trọng tâm năm 2018 của hệ thống Kho bạc Nhà nước" chiều 21/12.
Đối với chi thường xuyên, tính đến hết ngày 17/12/2018, hệ thống KBNN thực hiện kiểm soát chi đạt 785.160 tỷ đồng, bằng 80,4% dự toán. Thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên, các đơn vị KBNN đã phát hiện và yêu cầu bổ sung hồ sơ thanh toán 12.900 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định, số tiền thực từ chối thanh toán là 36,8 tỷ.
Tuy nhiên, về giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 245.000 tỷ đồng, tức là khoảng 62,8% so với kế hoạch vốn năm nay.
Giải ngân vốn xây dựng cơ bản chưa đạt kế hoạch năm 2018 |
Theo ông Trần Mạnh Hà, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi, có 2 nguyên nhân chính, thứ nhất là vướng mắc về cơ chế chính sách, liên quan đến những quy định trong Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu khiến nhiều dự án bị chỉnh kế hoạch xây dựng, kéo dài thời gian thực hiện, việc thẩm định các dự án còn chậm do quá tải, vướng mắc phê duyệt dự...
Để đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ kiểm soát chi xây dựng cơ bản, KBNN cho biết, đã báo cáo Bộ phê duyệt phương thức “thanh toán trước, kiểm soát chi sau” cho hợp đồng thanh toán nhiều lần (trừ lần thanh toán cuối cùng), theo đó đã rút ngắn thời gian thanh toán xuống còn 01 ngày làm việc, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư năm 2018 theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, KBNN cho biết, trong năm 2018 công tác sử dụng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách Trung Ương vay trong năm 2018 thay cho phát hành TPCP ra thị trường đã giúp tiết kiệm gần 1.660 tỷ đồng chi phí trả lãi năm 2019 của NSNN. Nếu so với năm 2017, chi phí vay năm 2018 giảm, giúp tiết kiệm cho NSNN gần 2.540 tỷ đồng trả lãi hàng năm.
Ngoài ra, về huy động vốn năm 2018 đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu chi của NSNN và các đơn vị giao dịch. KBNN đã kịp thời tham mưu với Bộ Tài chính chủ động điều chỉnh giảm nhiệm vụ phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) và sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để vừa đảm bảo mục tiêu cân đối ngân sách vừa duy trì mục tiêu phát triển thị trường, ổn định mặt bằng lãi suất chung, tiết kiệm chi phí vay nợ cho NSNN.
Cụ thể, ở kỳ hạn phát hành bình quân 12,75 năm (tương đương năm 2017); lãi suất phát hành bình quân giảm mạnh còn 4,73%/năm (giảm 125 điểm so với năm 2017); kỳ hạn còn lại của danh mục TPCP cuối năm đạt 6,87 năm (tăng 0,16 năm so với năm 2017), góp phần tích cực trong việc tái cơ cấu nợ công theo hướng an toàn, bền vững như chủ trương của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ đề ra.
Hoàng Hà