Cụ thể, Bộ Công Thương cho biết chỉ số sản xuất ngành dệt tháng 4 tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2020. Ngành sản xuất trang phục lần lượt tăng 3,9% và 29,4%, ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 1,8% và 29,3%. Tính chung 4 tháng, chỉ số sản xuất ngành dệt tăng 7,8% so với cùng kỳ, sản xuất trang phục tăng 9.5%, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 11%.
Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại ước đạt 6,392 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ. |
Một số sản phẩm trong ngành đạt mức tăng trưởng khá như: Vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 201 triệu m2, tăng 10,1% so với cùng kỳ, sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 378,3 triệu m2, tăng 6,4% so với cùng kỳ, quần áo mặc thường ước đạt 1.492,4 triệu cái, tăng 8,9%; Giầy dép da ước đạt 94,1 triệu đôi, tăng 13,3%.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 9,51 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại tăng 43,4%. Kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 35,7%. Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại ước đạt 6,392 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ.
Về tổng thể, Bộ Công Thương đánh giá nhìn chung, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại của Việt Nam 4 tháng đầu năm đã phản ánh quá trình phục hồi đang diễn ra trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chưa đồng đều trong các lĩnh vực và vẫn đang rất mong manh khi thời điểm hiện nay, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở các nước láng giềng cũng như ở trong nước.
"Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục nỗ lực rất cao trong việc thực hiện nghiêm các giải pháp vừa phòng chống dịch vừa thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch đề ra", Bộ Công Thương đánh giá.
Thy Lê