Khảo sát thị trường cho thấy, giá tiêu ngày 5/8 tăng 500 đồng/kg so với cùng thời điểm sáng hôm qua, dao động trong khoảng 72.500 - 75.500 đồng/kg.
Giá xuất khẩu hồ tiêu bình quân trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt 3.292,9 USD/tấn (tăng 51,8% so với cùng kỳ năm trước). |
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu được thu mua với mức 73.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu ở mức 72.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu ở mức 73.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu ở mức 75.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước, giá tiêu được thu mua với mức 74.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ giảm 33,35 rupee/tạ, ở mức 41.366,65 rupee/tạ.
Theo ghi nhận giá tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam loại 500g/l tăng từ 3.850 USD/tấn lên 3.950 USD/tấn; loại 550g/l tăng từ 3.950 USD/tấn lên 4.050 USD/tấn trong mấy ngày đầu tháng 8/2021.
Thống kê mới đây từ Bộ NN&PTNT cho thấy, 7 tháng đầu năm 2021, hồ tiêu dù khối lượng xuất khẩu giảm (đạt 182 nghìn tấn, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước) nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng nên giá trị XK vẫn tăng (đạt 599 triệu USD, tăng 49,8% so với cùng kỳ năm trước).
Đặc biệt, giá xuất khẩu hồ tiêu bình quân trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt 3.292,9 USD/tấn (tăng 51,8% so với cùng kỳ năm trước).
Việc tăng giá xuất khẩu hồ tiêu được thấy rõ nhất ở các thị trường lớn. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, 5 tháng đầu năm 2021, Hoa Kỳ nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam đạt xấp xỉ 23 nghìn tấn, trị giá 72.84 triệu USD, giảm 18,1% về lượng nhưng tăng 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu hạt tiêu khá ổn về nguồn hàng nhưng với khâu vận chuyển thì còn khó khăn. Trên thực tế, thị trường Hoa Kỳ luôn nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam với điều kiện CNF - người bán sẽ trả tiền vận chuyển, với tất cả rủi ro về chi phí vận chuyển đều do doanh nghiệp Việt Nam chịu. Thời hạn ký hợp đồng, giao hàng luôn luôn dao động từ 1 tháng trở lên. Doanh nghiệp có thể chủ động về nguồn hàng nhưng với khâu vận chuyển thì gặp khó khăn trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 phức tạp.
Thy Lê