Nhiều nông hộ đang ngại tái đàn vì giá lợn chưa thực sự hấp dẫn. |
Giá lợn hơi tại miền Bắc không ghi nhận biến động mới. Trong đó, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định và Hà Nam đang giao dịch ở mức 58.000 đồng/kg - thấp nhất khu vực. 59.000 - 60.000 đồng/kg là khoảng giá được ghi nhận tại các địa phương còn lại
Khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá lợn hơi hôm nay cũng chững lại. Cụ thể, tại tỉnh Bình Định có giá 55.000 đồng/kg. Cao hơn một giá, 56.000 đồng/kg là mức giao dịch được ghi nhận tại các địa phương bao gồm Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Ninh Thuận. Các địa phương còn lại không ghi nhận biến động mới so với hôm qua.
Giá lợn hơi tại miền Nam tăng nhẹ. Cụ thể là tại Đồng Tháp, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, giá lợn đang ở mức 57.000 đồng/kg. Cà Mau tiếp tục giao dịch ở mức 59.000 đồng/kg. Lợn hơi tại các địa phương bao gồm Kiên Giang, Bạc Liêu và Trà Vinh được giao dịch ở mức 58.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại thu mua với giá trong khoảng 56.000 - 57.000 đồng/kg.
Sau hai ngày tăng giá, hôm nay, giá lợn chững ở mức 55.000-60.000 đồng/kg. Như vậy, sau ngày khai giảng năm học mới 2023 - 2024 trên toàn quốc, học sinh, sinh viên trở lại trường học, các bếp ăn tập thể tại các trường hoạt động trở lại, giá lợn chỉ nhích nhẹ và hiện chứng ở mức 60.000 đồng ở một vài tỉnh, thành miền Bắc.
Liên quan đến giá lợn hơi đang chững, ông Nguyễn Trọng Đông - nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, một trong những nguyên nhân là do giá lợn hơi của Việt Nam đang cao hơn Thái Lan khoảng 10.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, tình trạng nhập khẩu thịt lợn tăng cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 7, lũy kế nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh của Việt Nam là 54.760 tấn, trị giá 143 triệu USD, tăng 20,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Nhìn chunh từ đầu tháng 6 đến hết tháng 7, giá lợn hơi có tăng cao nhưng kể từ đầu tháng 8 đến nay lại giảm nhanh. Cộng với giá lợn ở mức thấp trong thời gian trước nên người chăn nuôi nhỏ lẻ treo chuồng, lượng tái đàn thấp, nguồn cung giảm.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn lạc quan cho rằng khó có thể xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung dịp cuối năm vì tổng đàn chăn nuôi của các doanh nghiệp vẫn khá ổn, trong khoảng 2,86-2,87 triệu con. Với tỷ lệ đàn như vậy vẫn đủ cung ứng thịt lợn cho nhu cầu trong nước từ nay đến cuối năm, kể cả dịp Tết. Và dự báo trong tháng 9, nhiều người chăn nuôi sẽ tiếp tục tái đàn.
Dự báo giá lợn hơi cuối năm sẽ phụ thuộc vào quy luật thị trường, giá lợn sẽ tăng nhưng không đáng kể. Nguyên nhân là người dân tái đàn thấp nhưng các doanh nghiệp vẫn đầu tư số lượng lớn nên có khả năng bù đắp được thiếu hụt.
Theo Cục Chăn nuôi, nhu cầu nguyên liệu sử dụng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi là rất lớn. Tuy nhiên, do năng lực cung cấp nguyên liệu trong nước còn hạn chế nên lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi của nước ta vẫn phụ thuộc chính vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Trong giai đoạn 2020-2022, Việt Nam nhập khẩu từ 18,6 - 22,8 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; giá trị nhập khẩu đã tăng từ 6 tỷ USD (năm 2020) lên thành 8,9 tỷ USD (các năm 2021, 2022) do giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao. Các nguyên liệu nhập khẩu chính gồm: ngô, khô dầu các loại, lúa mì, đạm động vật, bã rượu khô (DDGS)…
NY