Giá cà phê thị trường nội địa giảm 5000 đồng/kg. |
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng), cà phê được thu mua với mức 65.300 đồng/kg. Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk), giá cà phê ở mức 66.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo, Buôn Hồ (Đắk Lắk), cà phê được thu mua cùng mức 65.900 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, cà phê thu mua ở mức 66.200 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 66.100 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê ở mức 65.600 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và Ia Grai cùng giá 65.500 đồng/kg. Còn cà phê tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 65.600 đồng/kg.
Tuy giảm 500 đồng/kg tại các vùng trồng nhưng giá cà phê trong khoảng 65.300 - 66.200 đồng/kg vẫn được cho là mức giá cao khi tăng vọt gần 70% so với mức đầu năm nay.
Theo các chuyên gia, đồng USD tăng trở lại khiến giá cà phê chịu áp lực giảm. Báo cáo dữ liệu sơ bộ của Chính phủ Brazil cho thấy xuất khẩu cà phê hạt trong tháng 8 đạt tổng cộng 3,29 triệu bao, tăng 41,16% so với cùng kỳ năm trước, chứng tỏ lượng cà phê Arabica hiện rất dồi dào.
Dự báo niên vụ này Indonesia có khả năng đạt 10,30 triệu bao, thấp hơn một chút so với sản lượng trung bình 11,80 triệu bao trong 3 niên vụ cà phê vừa qua. Điều này cho thấy sản lượng không mất mùa trầm trọng như các tin đồn đoán trước đó.
Rạng sáng 6/9 trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,54%, đạt mốc 104,78. Đồng USD đã tăng lên mức cao gần 6 tháng so các loại tiền tệ khác vào phiên giao dịch vừa qua, khi tâm lý lo lắng về tăng trưởng toàn cầu khiến các nhà đầu tư đổ xô vào đồng tiền trú ẩn an toàn của Mỹ.
Theo các chuyên gia, chính sách tiền tệ thời gian tới của các nước vẫn còn "cứng rắn", chỉ số đồng USD tăng đẩy vàng và Arabica giảm, tuy nhiên tồn kho thấp sẽ giúp Robusta tiếp tục hồi phục. Chính vì vậy dư địa để giá cà phê trong nước tăng vẫn còn.
Bên cạnh đó, cà phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng lợi về giá do thị hiếu tiêu dùng của thế giới có xu hướng dịch chuyển sang cà phê Robusta.
NY