Muốn bảo đảm sản lượng, cà phê phải được chăm sóc theo đúng quy trình. |
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng), cà phê được thu mua với mức 41.400 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê ở mức 41.900 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk), cà phê được thu mua cùng mức 41.800 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, cà phê thu mua ở mức 41.800 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.700 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.800 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và Iagrai cùng giá 41.700 đồng/kg. Còn cà phê tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.800 đồng/kg.
Thời điểm này người dân trên địa bàn các tỉnh đang đồng loạt vận hành máy bơm để tưới nước cho cà phê nhưng giá xăng dầu lại đang tăng cao đã đẩy chi phí sản xuất của bà con nông dân lên. Đặc biệt một số địa phương vẫn còn xảy ra tình trạng cửa hàng xăng dầu không bán số lượng lớn hoặc có chỗ đóng cửa nên người dân phải đi rất xa mới mua được xăng dầu.
Ông Lâm Văn Đoàn (Ngọc Hồi, Kon Tum) chia sẻ giá bán cà phê chưa tăng cao nhưng giá thành sản xuất tăng cao như vậy thì người nông dân khó mà khấm khá vào loại cây này.
Hiện đang có 2 luồng ý kiến trái chiều dự báo sản lượng cà phê Việt Nam trong niên vụ 2021 - 2022. Theo đó, sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2021 - 2022 được Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo phục hồi và tăng 2,1 triệu bao, lên 31,1 triệu bao sau đợt khô hạn nghiêm trọng trong niên vụ trước.
Trong khi đó, Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa) cho rằng sản lượng năm 2022 sản lượng sẽ thấp hơn do năng suất thấp do người dân không có tiền để đầu tư chăm sóc vườn cây. Theo đó, sản lượng cà phê niên vụ 2020 - 2021 đạt 1,62 triệu tấn.
Như Yến