Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 5 đạt khoảng 110 nghìn tấn, trị giá 181 triệu USD, tăng 40,4% về lượng và tăng 27,9% về trị giá so với tháng 4/2022; so với tháng 5/2021 tăng 33,1% về lượng và tăng 26,4% về trị giá.
Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 595 nghìn tấn, trị giá 1,04 tỷ USD. |
Theo Bộ Công Thương, giá xuất khẩu bình quân trong tháng 5 đạt 1.645 USD/tấn, giảm 8,9% so với tháng 4/2022 và giảm 5% so với tháng 5/2021. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 595 nghìn tấn, trị giá 1,04 tỷ USD, tăng 8,1% về lượng và tăng 12% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Đánh giá từ các chuyên gia, những tháng đầu năm 2022, nhiều chủng loại cao su xuất khẩu đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Đặc biệt, thị trường Trung Quốc chiếm tới 99,7% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của Việt Nam với sự gia tăng xuất khẩu cả về lượng và giá trị trong những tháng đầu năm.
Trong tháng 5/2022, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước giảm nhẹ so với cuối tháng 4/2022. Tại Bình Phước, mủ cao su nguyên liệu được Công ty Cao su Phú Riềng thu mua ở mức từ 305-345 đồng/ TCS. Thị trường Trung Quốc chiếm tới 99,7% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của Việt Nam, với sự gia tăng xuất khẩu cả về lượng và giá trị trong những tháng đầu năm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu cao su năm 2021 đạt 1,93 triệu tấn, đem về 3,24 tỷ USD. Nhờ giá cao su liên tục tăng cao nên dù lượng cao su xuất khẩu chỉ tăng 11,7% so với năm 2020, nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng đến 36,2% so với năm 2020.
Đặc biệt trong năm 2021, xuất khẩu cao su vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng bất chấp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Đặc biệt, nhiều sản phẩm chế biến từ ngành công nghiệp cao su: xăm lốp, găng tay, gioăng cao su… đã được chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của ngành.
Đ.A