![]() |
Thâm hụt thương mại Mỹ tăng 100 tỷ USD trong 2018 |
Thống kê cho thấy trong 11 tháng đầu năm 2018, thâm hụt hàng hóa và dịch vụ của Mỹ với thế giới tăng 52 tỷ USD, tương đương tăng 10%, so với cùng kỳ 2017. Nếu xu hướng này tiếp diễn trong tháng 12, thì cả năm ngoái, thâm hụt thương mại của Mỹ là 610 tỷ USD, so với mức 502 tỷ USD trong 2017.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong một năm ông Trump áp thuế đối với thép, nhôm, máy giặt, tấm pin mặt trời và nhiều loại hàng hóa Trung Quốc, thâm hụt thương mại tổng thể đã tăng từ mức 12,5% năm 2017, tương đương gần 70 tỷ USD, lên tới 621 tỷ USD.
Mặc dù Mỹ thặng dư thương mại về dịch vụ thì thâm hụt thương mại hàng hóa với Liên minh châu Âu và Mexico đã tăng hơn 10%.
Vào tháng 12, thâm hụt chung của hàng hóa và dịch vụ, bao gồm tất cả các loại hàng hóa, từ máy tính, máy giặt đến du lịch và sở hữu trí tuệ, đã tăng 19% so với tháng trước, lên 59,8 tỷ USD. Đó là mức thâm hụt thương mại tháng cao nhất kể từ năm 2008, khi nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái nghiêm trọng.
Một phần nguyên nhân dẫn tới thâm hụt thương mại Mỹ tăng dưới thời ông Trump là chính sách nới lỏng tài khóa thông qua chương trình giảm thuế 1,5 nghìn tỷ USD. Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh lên nhờ chính sách này khiến đồng USD tăng giá, làm tăng nhập khẩu và giảm xuất khẩu.
Chính sách thương mại của ông Trump được cho cũng là nguyên nhân làm gia tăng thâm hụt thương mại Mỹ trong 2018. Thuế quan mà ông dọa áp và sau đó là áp thật lên hàng hóa Trung Quốc đã khiến các nhà nhập khẩu Mỹ đẩy nhanh việc nhận hàng từ đối tác Trung Quốc trước khi việc áp thuế được triển khai. Bên cạnh đó, thuế quan mà Trung Quốc áp lên hàng Mỹ để trả đũa đã khiến xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản Mỹ, đặc biệt là đậu tương, sụt mạnh.
Cùng với đó, vai trò này của USD khiến đồng bạc xanh có xu hướng mạnh lên so với các đồng tiền khác, dẫn tới giảm chi phí hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ và tăng giá của hàng hóa Mỹ xuất khẩu ra nước ngoài, khiến thâm hụt thương mại Mỹ tăng.
Lê Minh