![]() |
Nợ khu vực công và tư nhân ở các nền kinh tế mới nổi đã tăng nhanh, đạt 252,4% GDP trong tháng 4 đến tháng 6 và có khả năng tiếp tục tăng trong năm nay. |
Chi tiêu tài khóa để bù đắp tác động của lạm phát toàn cầu sẽ làm tăng mức nợ ở châu Á mới nổi.
Nợ khu vực công và tư nhân tăng từ tháng 4 đến tháng 6, lần đầu tiên tăng trong 4 quý và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong suốt năm 2022, theo dữ liệu do Viện Tài chính Quốc tế công bố ngày 14/9.
Tổng nợ ở các nền kinh tế mới nổi ở mức 252,4% GDP, tăng so với mức 250,2% một năm trước. Tỷ lệ nợ quốc gia trên GDP của Singapore đã tăng lên 176,2% từ 147,6% và 76,2% lên 69,9% của Trung Quốc.
Nợ khu vực tư nhân cũng đang tăng lên. Tại Việt Nam, nợ doanh nghiệp trên GDP tăng từ 100,6% lên 107,9%, trong khi ở Hồng Kông, nợ hộ gia đình tăng từ 92,1% lên 94,5%.
Trên toàn cầu, nợ công và nợ tư nhân đạt 349% GDP trong tháng 4 đến tháng 6, mức tăng đầu tiên trong 5 quý.
![]() |
Báo cáo cho biết, nợ ngày càng gia tăng ở các nền kinh tế mới nổi phản ánh "tác động của việc giảm mạnh tốc độ tăng trưởng ở các thị trường mới nổi".
Báo cáo cho biết: “Những lo ngại về tốc độ tăng trưởng chậm lại nhanh chóng, đặc biệt là ở Trung Quốc và châu Âu, và căng thẳng xã hội gia tăng do giá năng lượng và lương thực cao hơn, có thể sẽ thúc đẩy các chính phủ vay nhiều hơn”. Nhóm công nghiệp dự đoán tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu sẽ đạt 352% vào cuối năm 2022.
Việc vay vốn đang trở nên khó khăn hơn đối với các nền kinh tế mới nổi do đồng USD tăng giá mạnh. Báo cáo cho biết, số tiền mà chính phủ các nền kinh tế mới nổi huy động được thông qua phát hành trái phiếu ngoại tệ đã giảm xuống còn 60 tỷ USD trong tháng 1 đến tháng 6 từ hơn 105 tỷ USD một năm trước.
Báo cáo cho biết, việc phát hành nhìn chung yếu do chi phí tài trợ cao hơn đã ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tiếp cận thị trường trái phiếu quốc tế của người đi vay. "Các lỗ hổng nợ gia tăng đã buộc một số tổ chức phát hành lãi suất cao phải tìm kiếm sự hỗ trợ của IMF, bao gồm Sri Lanka và Ghana."
Trung Việt