Trong một tuyên bố chung, Bộ Tài chính Thụy Sĩ (FINMA) và Ngân hàng trung ương Thuỵ Sĩ (SNB) đã tìm cách xoa dịu nỗi sợ hãi của nhà đầu tư về Credit Suisse, khi khẳng định rằng Credit Suisse "đáp ứng các yêu cầu về vốn và thanh khoản đối với các ngân hàng trong hệ thống" và cho biết Credit Suisse có thể tiếp cận thanh khoản từ Ngân hàng trung ương nếu cần.
Trụ sở Credit Suisse tại Thuỵ Sĩ. |
Sự sụp đổ của SVB, tiếp theo là sự sụp đổ của Singature hai ngày sau đó, đã khiến cổ phiếu ngân hàng toàn cầu lao dốc trong tuần này.
Rắc rối Credit Suisse bùng phát thành khủng hoảng
Đến ngày 15/3, tâm điểm của rắc rối đã chuyển từ Mỹ sang châu Âu khi nhà đầu tư lớn nhất của Credit Suisse cho biết không thể cung cấp thêm hỗ trợ tài chính do những hạn chế về quy định.
Ngay lập tức, cổ phiếu Credit Suisse đã giảm tới 31% ngày 15/3 xuống mức thấp kỷ lục và giá trái phiếu chuẩn của nó giảm xuống mức cho thấy ngân hàng đang gặp căng thẳng tài chính nghiêm trọng - điều hiếm khi xảy ra tại một ngân hàng lớn trên thế giới kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Trong khi đó, các ngân hàng giao dịch với Credit Suisse đã ký hợp đồng, được gọi là hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, sẽ được bồi thường nếu khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn.
Ít nhất một ngân hàng, BNP Paribas, đã tiến thêm một bước và thông báo cho khách hàng rằng họ sẽ không còn chấp nhận yêu cầu tiếp quản các hợp đồng phái sinh khi Credit Suisse là đối tác.
Mark Heppenstall, chủ tịch của Penn Mutual Asset Management, cho biết: “Mức độ giao dịch phần nào đã trở thành một cuộc khủng hoảng niềm tin vào Credit Suisse. Mọi người đang tìm mọi cách có thể để được bảo vệ.”
Sự hoảng loạn hôm 15/3 đã được châm ngòi bởi một tuyên bố từ cổ đông lớn nhất của Credit Suisse, Ngân hàng Quốc gia Ả Rập Xê Út. Khi Thống đốc ngân hàng, Ammar Al Khudairy, được hỏi liệu ông có sẵn sàng bơm thêm tiền mặt vào Credit Suisse hay không, ông đã trả lời "hoàn toàn không". Điều đó thực sự không có gì mới - ngân hàng đã duy trì tình thế đó được một thời gian - nhưng điều đó đủ để khiến các nhà đầu tư vốn đã lo lắng sau khi hai ngân hàng của Mỹ phá sản trong một vài ngày.
Sau đó, trái phiếu bằng đô la của ngân hàng đã giảm tới 40 xu/USD, trở thành trái phiếu có hiệu suất kém nhất trên thế giới hiện nay. Theo những người hiểu biết về vấn đề này, các hợp đồng hoán đổi nợ xấu kỳ hạn một năm đã được báo giá cao hơn mức dài hạn khi các ngân hàng cố gắng tạo cho mình một lá chắn ngắn hạn để tránh bị phơi bày.
Trong khi các khoản tiền gửi tại Mỹ của Credit Suisse đã giảm bớt khoản lỗ sau thông báo của chính phủ Thụy Sĩ, chúng vẫn giảm 14% khi kết thúc giao dịch trên thị trường New York. Nỗi đau lan sang các ngân hàng khác, với Morgan Stanley và Citigroup mỗi cổ phiếu giảm hơn 5%, trong khi JPMorgan Chase & Co, Goldman Sachs Group và Wells Fargo & Co đều giảm hơn 3%.
Lo lắng về thị trường
Tất cả những điều đó càng làm sâu sắc thêm mức độ lo lắng hiện nay - cả về số phận của Credit Suisse và rộng hơn là nền kinh tế toàn cầu đang bị lung lay khi các ngân hàng trung ương đang cố gắng nhanh chóng dập tắt sự bùng phát lạm phát. Nỗi lo suy thoái kinh tế đã đẩy giá dầu giảm xuống dưới 70 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2021 tại Mỹ.
Giữa tình trạng hỗn loạn, những lo ngại lớn hơn về triển vọng của hệ thống ngân hàng toàn cầu bắt đầu len lỏi vào các thị trường tài trợ bằng đồng đô la.
Tỷ giá đối với các thỏa thuận mua lại qua đêm đã tăng cao hơn trong một thời gian, cho thấy nhu cầu mạnh hơn và tình trạng bất ổn nói chung. Và một số chỉ số thị trường khác, bao gồm khoảng cách giữa các thỏa thuận tỷ giá kỳ hạn và hoán đổi chỉ số qua đêm, cũng cho thấy căng thẳng gia tăng.
Scott Kimball, giám đốc điều hành thu nhập cố định tại Loop Capital Asset Management, cho biết: “Không giống như các ngân hàng đã sa sút ở Mỹ, “Credit Suisse là một tổ chức ngân hàng quan trọng có hệ thống toàn cầu. Ông nói thêm: “Những vấn đề đang diễn ra tại Credit Suisse tạo ra những vấn đề lớn hơn cho thị trường tín dụng. "Họ dường như không thể lái đúng con thuyền."
Người phát ngôn của Bộ Tài chính cho biết Bộ Tài chính Mỹ đang theo dõi chặt chẽ tình hình tại Credit Suisse và liên lạc với các đối tác toàn cầu.
Khi được hỏi về tác động của các vấn đề của Credit Suisse đối với hệ thống ngân hàng Mỹ, Thượng nghị sĩ Mỹ Bernie Sanders nói với Reuters: "Mọi người đều lo ngại."
Trung Việt