Được hậu thuẫn bởi các chính trị gia địa phương, các cuộc biểu tình của người trồng hồng xiêm và xoài ở bang Maharashtra phía Tây đã bùng lên trong những tháng gần đây, nhằm ngăn chặn việc chính phủ lấy đất cho tuyến đường sắt dài 108 km, khoảng 1/5 tổng chiều dài tuyến nối Mumbai với Ahmedabad, thành phố thương mại lớn nhất tại quê nhà Gujarat của ông Modi.
Vẫn là bài toán đất đai
Lý do khiến nhiều người bất mãn là vì sau nhiều năm làm lụng vất vả để phát triển những đồn điền tại khu vực này, giờ đây họ bị mất đất “chỉ trong một nốt nhạc” và tương lai gia đình sau nộp đất như thế nào cũng chưa rõ.
Việc thu hồi đất cho bất kỳ dự án nào ở Ấn Độ cũng rất phức tạp, vì để giải tỏa cho mỗi dự án đều cần làm việc với hàng chục triệu nông dân - những người đang nắm giữ từng mảnh nhỏ một và người dân thì rất “có kinh nghiệm” trong hoạt động biểu tình.
Ngay kể cả kế hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu trị giá 44 tỷ USD của Saudi Aramco, nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, cũng đang “vật lộn” để lấy được đất ở Maharashtra
Việc Ấn Độ không thể giải phóng mặt bằng và giao đất trước hạn chót sẽ trì hoãn quá trình giải ngân khoản vay lãi suất thấp của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Quá trình ký kết thỏa thuận vay có thể còn tiếp tục kéo dài nữa, khi mà JICA yêu cầu Ấn Độ phải lập và công khai kế hoạch tái định cư cho người dân địa phương, cũng như áp dụng các biện pháp cẩn trọng, phù hợp với những hướng dẫn về môi trường và xã hội của cơ quan này.
Hiện tại, Nhật Bản là nhà tài trợ chính cho dự án với khoản vay 50 năm, đồng thời, các công ty Nhật Bản như Nippon Steel và Sumitomo Metal Corp, JFE Holdings, Kawasaki Heavy Industries, Mitsucobishi Heavy Industries, Toshiba Corp và Hitachi sẽ là nhà cung cấp ít nhất 70% các nguyên vật liệu cốt lõi của tuyến đường sắt.
Để giải quyết những lo ngại từ phía Nhật Bản và không làm ảnh hưởng đến mục tiêu hoàn thành dự án vào năm 2021 - 1 năm trước dịp kỷ niệm 75 năm độc lập, Ấn Độ đang gấp rút đốc thúc dự án hàng tuần, đồng thời trấn an Tokyo rằng những căng thẳng sẽ được giải quyết êm đẹp thông qua các cuộc đàm phán với người nông dân.
Dự án tàu cao tốc Mumbai - Ahmedabad trị giá 17 tỷ USD |
Đã có hướng xử lý
Dự án này đóng vai trò quan trọng đối với chiến dịch “Make in Ấn Độ” do ông Modi khởi xướng nhằm nâng tỷ trọng ngành sản xuất trong nền kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ USD của Ấn Độ. Với kỳ vọng sẽ tạo ra hàng trăm việc làm mới cho người dân, chính phủ đang nỗ lực giải quyết những vấn đề với người nông dân để hoàn thành kế hoạch đúng thời hạn.
Nhằm thuyết phục những người phản đối chấp nhận bán đất, cơ quan quản lý đường sắt Ấn Độ đã đứng sau hậu thuẫn công ty Đường sắt cao tốc quốc gia (NHSRCL) - đơn vị phụ trách giám sát dự án này, cam kết sử dụng quỹ từ chương trình phúc lợi riêng của mình để xây dựng các công trình công cộng như hội trường cộng đồng hay trường học.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã đề nghị mua đất với mức giá 25% của giá trị thị trường, đồng thời người nông dân sẽ được cung cấp phí tái định cư 500.000 rupee (7.409 USD) hoặc 50% giá trị đất, tùy theo mức nào cao hơn.
Dù vậy, tình hình ở Palghar chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Những người phản đối cho rằng nên dùng tiền nâng cấp cơ sở hạ tầng đường sắt không lấy gì làm chắc chắn hiện nay thay vì lãng phí vào xây dựng tàu cao tốc. Nhiều nông dân còn đe dọa sẽ tuyệt thực để phản đối dự án này.
Tuần trước, nông dân và các nhà hoạt động địa phương đã phá hỏng một buổi điều trần công khai được thực hiện bởi NHSRCL, vốn là nỗ lực lần thứ hai của tổ chức này trong vòng chưa đầy một tháng, sau khi lần tổ chức đầu tiên bị cắt ngắn bởi các cuộc biểu tình. Thậm chí, nhiều đảng còn khẳng định sẽ tăng cường các cuộc biểu tình trong những tuần sắp tới.
Hải Châu