Nếu tính tới ngày 16/4/2020, hơn 400 tỷ đồng vốn nhà nước tại 8 doanh nghiệp đã được thoái vốn, thu về 962.65 tỷ đồng.
Về nguyên nhân khiến số doanh nghiệp được thoái vốn chỉ bằng 67% so với quý I năm ngoái, Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam đánh giá, do ảnh hưởng dịch Covid-19 trong thời gian qua khiến làm chậm quá trình, thủ thục thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.
Theo Quyết định 1232/QĐ-TTg về các doanh nghiệp nhà nước thoái vốn giai đoạn 2017- 2020, có 28 doanh nghiệp có kế hoạch thoái vốn năm 2020, tuy nhiên tới nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào thực hiện.
Thống kê của Yuanta Việt Nam tới thời điểm hiện nay, có hơn hơn 115 doanh nghiệp có vốn nhà nước (không tính các doanh nghiệp chưa thực hiện thoái vốn theo kế hoạch từ các năm trước) đưa ra kế hoạch thoái vốn trong năm 2020.
Quý I/2020: Tiến độ thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước rất chậm (Ảnh minh họa: Internet) |
Trong đó, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) có kế hoạch thoái vốn tại 13 doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) có kế hoạch thoái vốn tại 85 doanh nghiệp.
Yuanta Việt Nam đánh giá, các doanh nghiệp đã niêm yết thuộc sở hữu nhà nước và đang có kế hoạch thoái vốn trong năm nay, chất lượng, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp chưa được tốt.
Mặc dù đã được đôn đốc đẩy nhanh tốc độ thoái vốn trong suốt năm qua nhưng tiến độ thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước hiện rất chậm.
Không có chuyên môn trong quá trình định giá, xác định giá trị lịch sử, văn hóa doanh nghiệp, xác định giá khởi điểm của doanh nghiệp là một trong những lý do dẫn đến thực trạng trên.
Yuanta Việt Nam cho rằng, hoạt động thoái vốn năm nay sẽ vẫn diễn ra chậm và khó thực hiện như giai đoạn 2017 – 2019.
Hiện nay, Nhà nước sở hữu khoảng 35,3% tổng giá trị vốn hóa các doanh nghiệp trên sàn.
Công Trí