Trong đó, thanh toán qua kênh internet đạt gần 2 tỷ giao dịch, với giá trị đạt trên 52 triệu tỷ đồng (tăng hơn 56% về số lượng và 5,8% về giá trị so với năm 2022); qua kênh điện thoại di động đạt hơn 7 tỷ giao dịch với giá trị đạt hơn 49 triệu tỷ đồng (tăng hơn 61% về số lượng và gần 12% về giá trị); qua phương thức QR code đạt gần 183 triệu giao dịch, với giá trị đạt hơn 116 nghìn tỷ đồng (tăng gần 172% về số lượng và hơn 74% về giá trị so với năm trước). Giá trị giao dịch qua ATM khoảng 2,6 triệu tỷ đồng, giảm hơn 9% so với năm 2022.
Có 49 triệu tỷ đồng giá trị thanh toán không dùng tiền mặt qua điện thoại di động trong năm qua. |
Đáng chú ý, có khoảng 49 triệu tỷ đồng giá trị thanh toán không dùng tiền mặt qua điện thoại di động trong năm qua, cho thấy số dư trong tài khoản thanh toán người dân khá lớn. Vì thế, nhiều ngân hàng đã có chiến lược để thu hút lượng tiền nhàn rỗi này.
Để có được kết quả như vậy, các ngân hàng và tổ chức tài chính, ứng dụng thanh toán đã đưa ra hàng loạt ưu đãi cho người tiêu dùng thông qua các chương trình tặng thưởng, chiết khấu khi thanh toán không tiền mặt.
Thậm chí, ngay cả khi không được ưu đãi, nhiều người dân vẫn chuộng việc sử dụng ứng dụng thanh toán vì sự tiện lợi và an toàn. Các cửa hiệu, nhà hàng dọc các con phố lớn, hay tại các chợ dân sinh, cũng đều đã cho phép người dùng thanh toán bằng mã QR, hoặc chuyển khoản.
Đồng thời, các ngân hàng đẩy mạnh chiến lược số, nên tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn lên tới 40%, giúp các ngân hàng tiết giảm chi phí vốn đầu vào, từ đó có cơ sở để thực hiện các chính sách giảm lãi suất cho vay đầu ra.
Thanh Hoa