Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước tiếp nhận ủng hộ Quỹ vắc xin từ đại diện doanh nghiệp. Ảnh:VGP |
Trong thời gian chờ các hoạt động đàm phán mua, nhập khẩu vắc xin, nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 sẽ được gửi tại 4 ngân hàng thương mại này.
Cụ thể, tại phiên đấu thầu này, Ban quản lý Quỹ vắc xin đấu thầu 2 kỳ hạn: kỳ hạn 1 tháng và kỳ hạn 3 tháng. Mỗi đơn vị trúng thầu 1.400 tỷ đồng (bao gồm 400 tỷ đồng kỳ hạn 1 tháng với lãi suất 3,0%/năm và 1.000 tỷ đồng kỳ hạn 3 tháng với lãi suất 3,3%/năm).
Thời gian tới, KBNN sẽ thực hiện đấu thầu kỳ tiếp theo để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ, bảo đảm nguồn lực tài chính hiệu quả cho việc mua, nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất vắc xin, góp phần sớm đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Tổng Giám đốc KBNN, kiêm Giám đốc Ban Quản lý Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 cho biết thêm, hiện có 8 ngân hàng, Sở giao dịch tham gia mở tài khoản các quỹ để huy động.
“Các đơn vị này không được hưởng lợi gì về nguồn tiền vì nguyên tắc cuối ngày phải chuyển hết Sở giao dịch KBNN và chuyển về Ngân hàng Nhà nước, đồng thời phải miễn các loại phí các giao dịch chuyển tiền liên quan đến Quỹ vắc xin. Điều này thể hiện sự chung tay đồng hành nhiệt tình của các ngân hàng thương mại”, lãnh đạo KBNN nói.
Theo KBNN cập nhật, số huy động vào Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 tính đến 17h00 ngày 1/7 là 7.986 tỷ VND (đã bao gồm ngoại tệ quy đổi), có 356.715 tổ chức, cá nhân đã đóng góp .
Theo cân đối nguồn lực để mua và tiêm cho 75 triệu dân cần 150 triệu liều vắc xin với kinh phí là 25.200 tỷ đồng. Chỉ sau một thời gian ngắn từ khi thành lập Quỹ đến nay đã nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Theo nhận định của ông Vinh, khả năng trong thời gian tới, tổng số tiền có thể huy động khoảng trên dưới 10.000 tỷ đồng.
Huyền Anh