Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) |
Cụ thể, Ngân hàng The Siam Commercial Bank Public Company Limited (của Thái Lan) - Chi nhánh TP.HCM tăng vốn lên hơn 100 triệu USD.
Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc (Industrial Bank of Korea) – Chi nhánh Hà Nội tăng vốn từ 90 triệu USD lên 120 triệu USD.
Ngân hàng Bank of China (Hong Kong) Limited – Chi nhánh TP.HCM tăng vốn từ 100 triệu USD lên 180 triệu USD.
Các ngân hàng đều phải xây dựng kế hoạch và kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với chỉ tiêu được NHNN duyệt trong năm 2019. Đồng thời, thực hiện việc tăng vốn được cấp theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc tăng mức vốn được cấp, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có văn bản đề nghị sửa đổi mức vốn được cấp tại Giấy phép gửi NHNN.
Có thể thấy, trong khi các ngân hàng nội đang phải đau đầu với chuyện nhanh chóng tăng vốn để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Hiệp ước Basel II thì ngân hàng ngoại lại khá thảnh thơi.
Thống kê đến hết năm 2017, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của nhóm ngân hàng này ở mức 29,11%, cao gấp 3 lần nhóm NHTM nhà nước và 2,5 lần so với nhóm NHTM CP tư nhân Việt.
Số liệu từ NHNN cho thấy, hiện có 49 chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép hoạt động bao gồm: HSBC (Hong Kong – Thượng Hải), ANZ (Australia), Standard Chartered (Anh), Shinhan (Hàn Quốc), Hong Leong (Malaysia), Public Bank Berhad (Malaysia), Woori (Hàn Quốc), CIMB (Malaysia) và UOB (Singapore).
Hoàng Hà