Bò vỗ béo đang cho thu nhập khá cao tại Hòa Sơn |
Thay đổi tập quán
Nhiều năm qua, nuôi bò vỗ béo nhốt chuồng đã trở thành sinh kế của nông dân ở xã Hòa Sơn. Để từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, các hộ dân trên địa bàn xã đang ngày càng chú trọng chăn nuôi theo hướng hiện đại gắn với bảo vệ môi trường.
Có thâm niên hơn 10 năm gắn bó với mô hình nuôi bò, anh Bùi Tấn Khánh (thôn 4) chia sẻ trước đây gia đình anh nuôi bò theo mô hình chăn thả tự do, lượng chất thải không được kiểm soát, gây ô nhiễm môi trường, gia tăng dịch bệnh.
Khoảng 5 năm trở lại đây, khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, anh Khánh chuyển sang nuôi bò vỗ béo theo mô hình trang trại. Việc chuyển từ chăn thả tự do sang nuôi nhốt đòi hỏi các hộ phải trang bị thêm nhiều kiến thức, kỹ thuật mới, chủ động trong việc tích trữ thức ăn chăn nuôi.
“Chăn nuôi theo mô hình trang trại vừa đỡ công chăm sóc lại rất thích hợp với nuôi bò vỗ béo. Để đảm bảo hiệu quả, bên cạnh việc lựa chọn giống bò tốt, tôi chú trọng xây dựng chuồng trại đảm bảo quy định, đáp ứng tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, tạo không gian thoải mái cho bò phát triển, giảm thiểu các loại dịch bệnh”, anh Khánh cho hay.
Trong quá trình sản xuất, các hộ chăn nuôi bò trên địa bàn xã ngày càng có ý thức hơn trong việc xử lý chất thải. Điển hình, các hộ đang xử dụng vôi bột, các chất tẩy dửa trong danh mục cho phép để tẩy rửa chuồng trại, nước thải tẩy rửa chuống trại được xử lý đúng cách để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Lượng phân bò thay vì bị xả thẳng ra môi trường đang được người dân tập trung thành khu riêng biệt, xử lý vi sinh, tận dụng thành phân chuồng ủ hoai, phục vụ trồng trọt.
Mô hình sẽ tiếp tục được thúc đẩy |
Nâng cao hiệu quả
Nhờ chăn nuôi khoa học, đảm bảo môi trường sinh thái, nghề chănn bò vỗ béo đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hàng chục hộ dân xã Hoà Sơn.
Theo các hộ chăn nuôi, để rút ngắn thời gian nuôi, nâng cao hiệu quả, người nuôi thường chọn loại bò “lỡ” (bò gầy, ốm) về vỗ béo. Giống bò đực lai được ưu tiên vì có bộ xương to, vai rộng, bản lưng lớn cho lượng thịt nhiều, săn chắc.
Khi mua bò về, các hộ nuôi tiến hành tẩy giun sán, tiêm phòng vacxin đầy đủ và bắt đầu vỗ béo.
Tong quá trình vỗ béo, người nuôi phải tuân thủ thời gian cho ăn, chế độ ăn với khẩu phần phù hợp. Bình quân mỗi ngày, một con bò nặng khoảng 2 tạ cần 15 - 20 kg thức ăn thô (gồm cỏ xanh, thân cây chuối, bã đậu, mía...) và khoảng 5 kg thức ăn tinh (bột bắp, cám gạo...).
Theo tính toán, nuôi bò vỗ béo, từ khi nhập đến khi xuất chuồng mất từ 6 - 8 tháng, người nuôi thu lãi bình quân 4 – 5 triệu đồng/con. Mỗi lứa xuất chuồng khoảng 4 - 5 con thì “cá kiếm” vài chục triệu đồng, đây là nguồn thu khá cao so với các nghề khác tại địa phương.
Sau hơn 3 năm thành công với bò vỗ béo, anh Phan Văn Tuấn vừa quyết định đầu tư hơn 30 triệu để cải tạo lại hệ thống chuồng trại theo đúng quy định để nâng số lượng bò lên thành 25 con. Hơn sào lúa được anh cải tạo thành đồng cỏ để đáp ứng lượng thức ăn sạch.
“3 năm qua, với hơn 20 con bò vỗ béo xuất chuồng, mỗi năm tôi có lợi nhuận hơn 80 triệu. Không chỉ nâng cao thu nhập, nghề nuôi bò vỗ béo giúp các thành viên trong gia đình tôi đỡ tốn công, tốn sức hơn, đặc biệt, giảm thiểu lượng chất thải, bảo vệ môi trường, giúp sức khỏe được đảm bảo”, anh Tuấn phấn khởi nói.
Hạ Vi